Xung đột giữa Qatar và Arab Saudi là "vấn đề trầm kha"
8 năm nội chiến Syria khiến chúng ta quên rằng Arab Saudi từng là ân nhân của Tổng thống quá cố Hafez al-Assad, thân sinh của Bashar al-Assad. Trong gần ba thập kỷ, lợi ích của cả hai nước thường tương đồng khu vực.
Chính quyền của ông Hafez al-Assad đã là một thành viên chủ chốt của trục Syria-Arab Saudi và Ai Cập trục hình thành sau khi Iraq xâm chiếm Kuwait vào năm 1990, và trục này đã chi phối chính trị Arab.
Các quan chức Mỹ cũng đã dựa vào Arab Saudi để thay đổi chính sách đối ngoại của Syria thông qua khả năng tài chính của Saudi.
Nhóm khủng bố HTS ở Tây Bắc Syria được cho là đạo quân ủy nhiệm của Qatar ở Syria.
Vào những năm 1990, lợi ích của Qatar và Arab Saudi chuyển hướng sang đối đầu. Cuối những năm 1990, Qatar về cơ bản bị cô lập do xung đột với Arab Saudi (Tiểu vương Qatar Hamad bin Khalifa là người đã lật đổ người cha thân Saudi của ông).
Khi Bashar al-Assad bắt đầu củng cố quyền lực của mình ở Syria, ông đã thay đổi chính sách đối ngoại của mình ở Lebanon để chống lại lợi ích của Saudi và Thủ tướng Lebanon Rafic Hariri.
Kết quả là Qatar trở thành đồng minh tự nhiên của ông Assad, trong khi Arab Saudi không còn hỗ trợ Syria. Đây là sự khác biệt và dẫn tới cạnh tranh giữa Saudi và Qatar và định hình cuộc chiến ở Syria cho đến ngày nay.
Tiếp theo việc ép Syria phải rút quân khỏi Lebanon, Saudi đã tìm cách thay đổi nhà cầm quyền ở Syria, dựa vào các yếu tố trong giới cầm quyền (chủ yếu là dựa vào các cố vấn hàng đầu từ thời Hafez al-Assad).
Khi Saudi cố tình lật đổ vị thế của ông Bashar al-Assad, Qatar lại có kế hoạch khác. Qatar được khuyến khích bởi những điểm yếu của chính sách đối ngoại Saudi và sự trỗi dậy của ông Recep Erdogan, đồng minh mới của Qatar ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ đã phát triển một kế hoạch truyền bá ảnh hưởng của Huynh đệ Hồi giáo trên toàn khu vực, từ Palestine đến Tunisia.
Thực tế cả Saudi lẫn Qatar đều không kích động các cuộc nổi dậy.Nó bắt đầu một cách tự phát do những khiếu nại của công dân về sự đàn áp, tra tấn, bất công kinh tế xã hội và các chính sách đối ngoại.
Nhưng hai liên minh cạnh tranh mới ở Trung Đông, một bên là Saudi, UAE và Israel và một bên là Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ đã tìm cách khai thác những cuộc nổi dậy đó vì lợi ích riêng của họ.
Mùa xuân Arab nổ ra vào năm 2011, liên minh Saudi-UAE (thường cùng với Israel) để duy trì trật tự cũ hoặc đưa trở lại quyền lực các bạo chúa đã bị phế truất.
Ngược lại, Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ đã cố gắng hỗ trợ (về mặt tài chính và truyền thông) sự lên ngôi chính trị của Tổ chức Huynh đệ Hồi giáo. Cuộc bầu cử năm 2012 dẫn đến chiến thắng của Mohamed Morsi ở Ai Cập là đỉnh cao của nỗ lực này.
Khi các cuộc nổi dậy bắt đầu ở Syria, cả Saudi và Qatar đều mong đợi ông Bashar al-Assad sụp đổ nhanh chóng.
Vì nhiều lý do, điều đó đã không xảy ra, họ đã tăng tốc bằng cách tài trợ các nhóm vũ trang bên trong Syria mà họ có thể kiểm soát. Saudi đã đặc biệt tìm ra một cơ hội để biến Syria thành một cuộc xung đột giáo phái Sunni - Shia cho mục đích bá chủ của chính họ.
Qatar thì nhìn thấy al-Qaeda ở Syria (nay là nhóm liên kết Hayyat Tahrir al-Sham ở Tây Bắc Syria) phù hợp nhất cho mục đích của họ, trong khi Saudi ưa thích Jaysh al-Islam cùng với các nhóm vũ trang khác trong một liên minh gọi là Mặt trận Hồi giáo (IF).
Vào thời điểm đó, cả hai đều hy vọng rằng ông Assad sẽ nhanh chóng sụp đổ và mỗi bên đều hy vọng sẽ triển khai chế độ bù nhìn của riêng mình.
Cuộc cạnh tranh chết người này đã không diễn ra theo kế hoạch và sự tham gia của các cường quốc trong khu vực và quốc tế đã kéo dài cuộc chiến và sự đau khổ của người Syria.
Saudi và Qatar sau đó đã bị phân tâm với cuộc xung đột của chính họ, cũng như cuộc chiến Yemen. Cho tới nay sự cạnh tranh giữa Saudi và Qatar vẫn là một yếu tố hàng đầu, và liên quan tới sự hủy diệt vẫn đang diễn ra tại Syria.
Ngày 7/5, Quân đội Syria đã giải phóng al-Banah, al-Shanabra, Tell Othman và đẩy lùi phản công của phiến quân tại khu vực Bắc Hama.
Cánh tay của Syria chìa ra với Qatar, kẻ địch "không đội chung trời"?
Hôm 6/5, tờ al-Masdar News đưa tin Damascus cho phép Doha sử dụng không phận (Chính phủ Qatar và Syria có thể không có quan hệ ngoại giao vào thời điểm hiện tại), động thái được cho là "cứu cánh" cho quốc gia vùng Vịnh nhỏ bé này.
Qatar được cho là người ủng hộ lớn nhất của phe đối lập Syria và có mối quan hệ bí mật với nhóm khủng bố lớn nhất ở Syria hiện nay là Hayyat Tahrir al-Sham, đã cắt đứt quan hệ với Syria vào tài trợ và vũ trang các đối thủ của Tổng thống Syria Bashar Al-Assad từ năm 2011.
Tuy nhiên, do mối quan hệ giữa Qatar với Iran, Doha đã được cấp quyền di chuyển trong không phận của Syria cho các chuyến bay nội địa của họ.
Kể từ khi Bộ Giao thông Vận tải Syria công bố thông tin kể trên, Qatar Airlines đã sử dụng không phận Syria hàng ngày, chấm dứt các chuyến bay dài của họ phải di chuyển qua khu vực Địa Trung Hải.
Đường bay nối Beirut, Lebanon tới Doha, Qatar đã được nối thẳng thông qua không phận Syria.
Trong khi động thái nói trên được cho là có lợi rất lớn đối với Qatar, quốc gia đang bị bao vây cô lập thì một nguồn tin tại Damascus nói rằng hai nước vẫn chưa có kế hoạch hòa giải.
Nguồn tin nói thêm rằng Iran đóng vai trò chính trong việc đàm phán tiếp cận không phận Syria của Qatar, vì họ hiện đã trở thành một liên minh mới ở Trung Đông với Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ.
Ở hiện tại, khi Syria đã chìa tay ra với Qatar, có lẽ mọi giá trị trong khu vực đã đảo lộn khi quốc gia bị cáo buộc tài trợ khủng bố đã bị đối thủ Arab Saudi "dồn vào đường cùng".
Các diễn biến này được cho là sẽ ảnh hưởng lớn đến chiến trường khi Syria đang tổ chức chiến dịch nhằm vào tổ chức HTS ở Idlib, một lực lượng được Qatar "vũ trang tận răng" trong cuộc nội chiến diễn ra ở Syria.
Cùng với các động thái trong tương lai của Qatar để xích lại gần hay tiếp tục đóng băng mối quan hệ với Syria, kết quả trên chiến trường cũng sẽ có nhiều sự thay đổi chóng mặt.
Kịch bản "máu chảy thành sông" hay "hòa bình dễ dàng" hoàn toàn tùy thuộc vào động thái tiếp tục hỗ trợ HTS của Qatar hay không.
Pháo binh của quân đội Syria khai hỏa vào vị trí phiến quân ở Bắc Hama hôm 6/5.