Từ năm 1965 đến 1976, Phòng thí nghiệm Lincoln thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) đã thiết kế và thử nghiệm một loạt vệ tinh.
Loạt vệ tinh được đánh số từ LES1 đến LES9. Những vệ tinh này gặp vấn đề về khởi động. LES1 và LES2 có nhiệm vụ chuyển đến cùng một quỹ đạo km 2800 x 15000, dù gặp thất bại trong giai đoạn tăng cường 2.800 km quỹ đạo tròn.
LES-1 được phóng từ Cape Canaveral, bang Florida, Mỹ, vào ngày 11/2/1965. Vệ tinh LES-2 cùng được thử nghiệm với LES-1 nhưng tình trạng hoạt động tốt hơn nhiều.
Vệ tinh LES1.
Tuy nhiên, thiết bị điện tử trên vệ tinh LES1 bị sự cố khiến nó không truyền tín hiệu về mặt đất được từ năm 1967.
Năm 2003, nhà thiên văn không chuyên Phil Williams ở Bắc Cornwall (Anh) tình cờ bắt được tín hiệu của vệ tinh Mỹ. Đối chiếu với danh sách các vệ tinh được phóng đi, anh xác định được đó là vệ tinh LES1.
Ban đầu Phil Williams nhận được tín hiệu trở lại ban đầu từ LES-1 nghe "ma quái" và rất bất ngờ. Vệ tinh LES1 không đạt được quỹ đạo như tính toán do một lỗi hệ thống dây điện và bị mất kiểm soát.
Tốc độ quay của vệ tinh LES1 bị sụt khoảng 4 giây, xác định bằng cách giảm âm nổi bật của các tín hiệu.
Vệ tinh LES1 trong phòng thí nghiệm.
Có lẽ do pin của vệ tinh bị phân hủy và một số thành phần hỏng hóc đã kích động các máy phát trên tần số 237Mhz, bắt đầu phát tín hiệu khi ánh nắng chiếu vào. Vệ tinh chỉ hoạt động khi được cung cấp điện từ pin Mặt Trời.
LES1 nhỏ như chiếc ô tô con, không gây hại gì cho vũ trụ ngoài việc trở thành rác trong vũ trụ.
Đây không phải lần đầu tiên vệ tinh bị mất trong vũ trụ, "tái xuất" trở lại. Năm 1998, vệ tinh quan sát Mặt Trời của NASA bị mất liên lạc gần 2 năm bỗng xuất hiện trở lại đầy bí ẩn, như thể vệ tinh bị người ngoài hành tinh "bắt cóc", nay đem trả lại.
Nguồn: Ancient Code, The Vintage News