Tác chiến điện tử (tiếng Anh: Electronic warfare - EW), viết tắt TCĐT , là một phương thức tác chiến, gồm tổng thể các hoạt động của quân đội.
Hoạt động này được tiến hành thống nhất theo mục đích, nhiệm vụ, địa điểm và thời gian nhằm loại trừ, ngăn cản hoặc làm giảm hiệu quả các hệ thống chỉ huy, khả năng điều khiển vũ khí bằng các phương tiện điện tử của đối phương và bảo đảm ổn định tối đa cho hoạt động của các hệ thống điện tử của mình trước các tác động của đối phương trong chiến tranh.
Hiện tại, khi các tiến bộ khoa học kĩ thuật điện – điện tử trong quân sự phát triển liên tục và không ngừng được hiện đại hóa để đáp ứng nhu cầu chiến trường thì khả năng TCĐT trở thành nhân tố sống còn, điều đó lại càng trở nên rõ rệt hơn trong tác chiến trên không.
Khi mà càng cường quốc đều có các máy bay TCĐT trong lực lượng không quân của mình, điều đó cho thấy tầm quan trọng của các máy bay AWACS trong chiến tranh hiện đại.
Máy bay AWACs A-50
Beriev A-50 (tiếng Nga: Шмель -Shmel, "ong nghệ", tên hiệu NATO: Mainstay) là một chiếc máy bay cảnh báo sớm trên không (AEW) Nga dựa trên chiếc máy bay vận tải Ilyushin Il-76. Được phát triển để thay thế chiếc Tu-126 Moss (một biến thể của máy bay ném bom Tu-95), chiếc Mainstay cất cánh lần đầu năm 1980.
Nó bước vào phục vụ năm 1984, với khoảng 40 chiếc được chế tạo cho tới năm 1992. Phi đội gồm 15 người thu thập dữ liệu từ radar giám sát Liana lớn với ăng ten trên thân có đường kính 29 ft 9 in (9.00 m).
Radar "Vega-M" được thiết kế bởi MNIIP, Moscow, do NPO Vega-M chế tạo. "Vega-M" có khả năng truy dõi tới 50 mục tiêu đồng thời trong khoảng cách230 km. Những mục tiêu lớn có thể bị truy dõi trong phạm vi 400 km.
Các vị trí công tác của phi hành đoàn máy bay A-50U của Không quân Nga.
Hệ thống điện tử của OKB thuộc Beriev.A-50 nhìn rất giống chiếc máy bay SKIP (buồng lái trước không có kính).Radar thám trắc tầm xa cho không quân và các mục tiêu trên không ở độ cao nhỏ nhất. Kết nối với hệ thống kiểm soát tự động.
Hướng dẫn mục tiêu cho các máy bay thuộc Không quân, Phòng không và Hải quân.Tiếp dầu trên không.
Phiên bản mới nhất của dòng máy bay này là A-50U, được nâng cấp các hệ thống điện – điện tử để phù hợp với tình hình mới của chiến tranh hiện đại. Máy bay có khả năng phát hiện các mục tiêu mặt đất và cả trên không với khoảng cách lần lượt là 300km và 650km.
Đồng thời, nó có thể theo dõi cùng lúc 300 mục tiêu. A-50U đi vào phục vụ trong không quân Nga trong năm 2012, có nghĩa rằng nó hoàn toàn phù hợp với tình hình chiến tranh hiện đại hiện nay.
Radar Phalcon Active trên máy bay có khả năng xoay 360 độ phương vị, và theo dõi kiểm soát các mục tiêu bay cao hoặc thấp vài trăm mét trong mọi điều kiện thời tiết, ngày lẫn đêm.
Điều mà các máy bay AWACs phương Tây thường gặp vấn đề về độ phân giải tín hiệu điện – điện tử khi tác chiến trong điều kiện trời nhiều mây, sương mù hay mưa giông. Sự khác biệt rõ rệt trên nằm ở hệ thống điện – điện tử của A-50 với băng sóng L, đặc trưng của điện – điện tử Nga.
Máy bay A-50U của Không quân Nga.
A-50U có phi hành đoàn 15 người, tốc độ tối đa 750km/h, tầm bay 7500km và trần bay 10000m. Nó có thể đảm nhiệm tốt vai trò trở thành trung tâm chỉ huy tác chiến trên không cho lực lượng máy bay tiêm kích, cũng như đảm bảo khả năng trinh sát chiến thuật, TCĐT cho biên đội tàu hải quân.
Nhờ ưu thế về công nghệ, và trần bay cao A-50U hoàn toàn có thể chỉ huy tác chiến trong 1 khu vực có bán kính chiến đấu tới 800km. "Trạm Radar bay" A-50U được phát triển và hiện đại hóa liên tục và cũng đã thể hiện được khả năng của mình khi phục vụ trong không quân Nga.
Bước ngoặt lớn của Không quân Việt Nam
Tác chiến điện tử là phương tiện nhân gấp bội sức mạnh, và là 1 trong 3 nhân tố then chốt trong tác chiến công nghệ cao nói chung, và tác chiến trên không nói riêng. Nó bao gồm cả phạm trù về tấn công lẫn phòng thủ, vì thế nó là mối quan tâm hàng đầu của các cường quốc quân sự trên TG.
Sau 1 thời gian chú trọng đầu tư cho các trung đoàn tiêm kích Su-30MK2 và sắp tới là các máy bay hiện địa hơn thì chúng ta cũng nên quan tâm tới việc hoàn thiện khả năng tác chiến trên không, với các máy bay AWACs có khả năng TCĐT mạnh, vừa đảm bảo là "bộ não" của biên đội tác chiến, vừa đảm bảo phòng thủ chống áp chế điện tử, chống trinh sát điện tử.
Khi xảy ra xung đột trên không cũng như các trường hợp cần có sự hiệp đồng tác chiến trong chiến tranh hiện đại, việc sở hữu máy bay AWACs trong biên chế cực kì có lợi cho bên nào sử dụng tốt khả năng chỉ huy, cảnh báo sớm cũng như tạo vùng "mù" với các loại trinh sát điện – điện tử của đối phương.
Từ đó dẫn tới chiến thắng dễ dàng mà ít tiêu hao về con người và trang bị kĩ thuật.
Máy bay A-50U của Không quân Nga.
Mặt khác, máy bay AWACs như A-50U tham gia chỉ huy tác chiến khi có xung đột cùng với biên đội Su-30MK2 hiện đại cũng như các loại máy bay khác đang có trong biên chế KQVN sẽ tạo ra bước ngoặt rất lớn về sức mạnh trong khả năng tác chiến hiệp đồng trên không.
Trong bối cảnh khu vực và quốc tế ngày càng phức tạp, thiếu hụt về trang thiết bị của KQVN để lại khoảng trống trong tác chiến hiện đại cần phải được bù đắp nhanh để đáp ứng được yêu cầu của chiến tranh hiện đại, nếu có xung đột xảy ra.
Việc trang bị máy bay AWACs như A-50U trong thời điểm hiện tại là hoàn toàn hợp lý, và nâng cao khả năng tác chiến cũng như giảm tải gánh nặng cho lực lượng radar mặt đất.
Mặc dù vậy, chi phí mua sắm và duy trì hoạt động, đảm bảo kỹ thuật cho dòng máy bay này khá tốn kém, nhưng tin rằng, với hiêu quả mà nó mang lại sẽ đáng "đồng tiền bát gạo".