Mắt sinh học nhân tạo

Khánh Hưng |

Năm ngoái, các nhà khoa học đã cấy ghép mắt nhân tạo sinh học vào sau võng mạc của cừu với mục đích để xem liệu đôi mắt sinh học Phoenix 99 có gây ra bất kỳ phản ứng vật lý bất lợi nào hay không.

Mắt sinh học nhân tạo - Ảnh 1.

Đến nay, ứng dụng đã được thực hiện để bắt đầu thử nghiệm trên người, mang lại hy vọng giúp những người mắc một số chứng bệnh dẫn đến mù lòa có thể nhìn thấy lại được.

Theo BBC, dự án này đang được một nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học Sydney và Đại học New South Wales thực hiện. Phoenix 99 được liên kết không dây với một máy ảnh nhỏ gắn vào một cặp kính, hoạt động bằng cách kích thích võng mạc của người dùng. Võng mạc là lớp tế bào nhạy cảm với ánh sáng ở phía sau của mắt, chuyển đổi ánh sáng thành các thông điệp điện, được gửi đến não qua dây thần kinh thị giác và được xử lý thành những gì chúng ta nhìn thấy.

Thiết bị Phoenix 99 có thể vượt qua các tế bào võng mạc bị lỗi và kích hoạt những tế bào vẫn có thể hoạt động. Samuel Eggenberger, kỹ sư y sinh tại Trường Kỹ thuật y sinh của Đại học Sydney, cho biết: "Không có phản ứng bất ngờ nào từ các mô xung quanh thiết bị, và chúng tôi hy vọng nó có thể duy trì vị trí trong nhiều năm".

Việc sử dụng các hệ thống mắt sinh học để giúp điều trị mù lòa là một ngành công nghiệp vẫn còn rất sơ khai. Và với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, dự kiến lĩnh vực này trị giá 426 triệu USD vào năm 2028.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại