Có người từng nói: Nhiều người có hai mục tiêu theo đuổi trong đời, một là có nhiều tiền có và hai là có giá trị. Người có nhiều tiền có thể không biết mình có giá trị, nhưng người có giá trị nhất định sẽ có nhiều tiền.
Vậy làm thế nào để bạn làm cho mình có giá trị?
Trong vài năm qua, sau khi tiếp xúc với nhiều người, tôi đã khám phá ra 3 cách để người bình thường nâng cao giá trị của bản thân.
01. Đào sâu vào một lĩnh vực
Ân, hiện là giám đốc sáng tạo của cơ quan truyền thông Mỹ, Wunderman Thompson khu vực Châu Á Thái Bình Dương, trước khi bước vào ngành quảng cáo, anh đã quan tâm đến việc rèn luyện kỹ năng viết của mình. Anh ấy đọc rất nhiều sách khác nhau, viết kịch bản sân khấu và đảm nhiệm một số công việc bán thời gian liên quan đến viết lách.
Năm 1988, anh gia nhập Công ty Quảng cáo Ogilvy Hồng Kông và theo học giám đốc sáng tạo Đặng Chí Dương. Trong những ngày đầu làm quảng cáo ở Hồng Kông, quảng cáo chủ yếu được thực hiện bằng tiếng Anh và sau đó được dịch sang tiếng Trung Quốc. Ân nhân cơ hội này miệt mài học hỏi một số kiến thức quảng cáo nước ngoài. Vào thời điểm đó, sự phát triển của quảng cáo nước ngoài đang dẫn đầu, anh bắt đầu hiểu sâu hơn về ý tưởng, chiến lược cũng như điểm bán hàng độc đáo của sản phẩm. Anh tự mình dịch các quảng cáo bằng tiếng Trung và tiếng Anh và tìm ra cách định vị cũng như tính sáng tạo trong quảng cáo.
Nếu có điều gì không hiểu, anh ấy sẽ đến gặp Đặng Chí Dương để được giúp đỡ. Sau khi có được một số kỹ năng cơ bản nhất định, Ân không chỉ dừng ở việc dịch thuật mà thêm vào đó sự sáng tạo của riêng mình. Anh không ngừng trau dồi kiến thức, làm việc chăm chỉ trong ngành này, và nhanh chóng tạo dựng được tên tuổi cho mình.
Vào cuối những năm 1980, De Beers vào Trung Quốc và thành lập công ty quảng cáo Ogilvy với hy vọng biến những chiếc nhẫn kim cương thành vật kỷ niệm đám cưới cho người dân Trung Quốc.
Đối với Ân, nhiệm vụ đầu tiên là dịch "A Diamond is Forover" của De Beers, "khẩu hiệu quảng cáo hay nhất thế kỷ 20" sang tiếng Trung Quốc.
Sau đó, anh tiếp tục tập trung vào sự nghiệp quảng cáo, hết mình cho việc trau dồi bản thân và trở thành giám khảo người Trung Quốc duy nhất tại Liên hoan quảng cáo Cannes.
Người muốn làm giàu ngay lập tức sẽ rơi vào cạm bẫy, người muốn bỏ cuộc giữa chừng sẽ bị số phận bỏ rơi.
Những người thực sự có thể đạt được kết quả thường sẽ tiến bộ từng ngày, xác định được một lĩnh vực nhất định và không ngừng làm việc chăm chỉ.
Nhà văn Peter Kaufman là một người ngưỡng mộ Charlie Munger. Ông đã biên soạn hàng trăm bài phát biểu của Munger thành một cuốn sách để nghiên cứu lý do tại sao Munger lại thành công như vậy.
Ông so sánh sự khác biệt giữa Munger và các nhà đầu tư thông thường và nhận thấy rằng ưu điểm lớn nhất của Munger là không ngừng nâng cao tính chuyên nghiệp của mình.
Trong bất kỳ lĩnh vực nào, chỉ cần bạn sẵn sàng dành thời gian trau chuốt và "điêu khắc" bản thân, vậy thì giá trị của bạn sẽ tăng lên. Suy cho cùng, cuộc sống cũng giống như việc đào một cái giếng, nếu đào từng bước một thì giếng dù sâu đến mấy thì nước cũng sẽ tràn ra. Cũng giống như việc leo núi, dù bạn có là một con ốc sên, chỉ cần bạn không ngừng bước đi, bạn sẽ lên tới đỉnh kim tự tháp.
02. Giao tiếp với những người tài giỏi hơn
Tác giả của cuốn sách nước ngoài có tên "Thế giới bình phàm" có viết: Khi tâm trí của một người không đủ mạnh mẽ để hoàn toàn nắm bắt được chính mình, anh ta cần phải dựa vào một người khác mạnh hơn mình về mặt tinh thần.
Mỗi người đều có những hạn chế riêng. Người ưu tú giống như một tấm gương có thể giúp chúng ta nhìn thấy khuyết điểm, đồng thời cũng là ánh sáng rực rỡ có thể chỉ đường. Khi chúng ta chọn đi cùng họ, chúng ta chọn sự xuất sắc.
Nhà tư vấn nổi tiếng Richard Kirk đã từng viết về hai nhân vật: Doc và Chick. Cả hai đều lớn lên ở khu ổ chuột và tham gia vào các băng đảng. Doc lang thang khắp mọi góc phố và chưa bao giờ rời khỏi khu ổ chuột trong đời. Nhưng Chick sau một vài năm đã bắt đầu nghĩ cách rời khỏi nhóm người này. Anh vô tình gặp được một luật sư, chủ động liên lạc và học hỏi từ người đó, hai người trở thành bạn tốt của nhau. Thông qua vị luật sư đó, anh nhận được thư giới thiệu và vào trường luật. Sau khi tốt nghiệp, anh gia nhập chính phủ và vài năm sau ra tranh cử Chủ tịch Quốc hội Boston.
Richard Kirk đã nói thế này: Các vòng kết nối là không cố định, chúng ta cần chuyển đổi các trung tâm kết nối và điều chỉnh các mối quan hệ bất cứ lúc nào.
Con người là nguồn lực lớn nhất. Một vòng tròn các mối quan hệ tích cực sẽ giúp bạn vươn lên dẫn đầu, nhưng một nhóm người xấu sẽ khiến bạn chìm đắm. Cách nhanh nhất để cải thiện bản thân là làm việc bên cạnh những người tài giỏi.
Zhang Lei, Giám đốc điều hành của Hillhouse Capital, đã có thời gian làm việc dưới sự chỉ đạo của David Swenson, giám đốc đầu tư của Quỹ tài trợ Đại học Yale. Swenson luôn được biết đến với sự chuyên nghiệp và khắt khe. Zhang Lei được ông cử đi nghiên cứu ngành gỗ và được yêu cầu tận dụng mọi kênh điều tra, thu thập thông tin thật cẩn thận, sắp xếp tài liệu và tiến hành nghiên cứu chuyên sâu.
Vài tuần sau, Zhang Lei giao nộp một bản báo cáo dày 1 inch. Truyền thống nghiên cứu chuyên sâu này được Zhang Lei tiếp nối và vẫn là kỹ năng cơ bản của Hillhouse Capital. Không chỉ vậy, Zhang Lei còn học được nhiều khái niệm đầu tư độc đáo từ Swenson.
Đó là lý do Zhang Lei cho rằng trên đường đời, việc bạn chọn đi cùng ai quan trọng hơn quãng đường bạn muốn đi.
Bạn có những người bạn ra sao, bạn có tương lai như thế đó. Chỉ khi biết cách hòa nhập xã hội và sát cánh cùng những người giỏi hơn mình, bạn mới có thể không ngừng cải thiện bản thân và đạt được thành tựu.
03. Tự xem xét lại bản thân
Nhà tài chính nổi tiếng, Eric Howell, có một thói quen thú vị. Mỗi tối cuối tuần, anh đều nhốt mình trong phòng làm việc và không cho phép ai làm phiền.
Để làm gì? Chỉ có một điều - suy ngẫm về chính mình.
Anh ấy liên tục tự hỏi mình: "Tuần này mình đã làm gì? Điều gì đúng? Mình có thể cải thiện công việc của mình bằng cách nào khác?" Bằng cách này, anh từng bước tự vấn bản thân, hoàn thiện bản thân và cuối cùng phát triển từ một thư ký khiêm tốn trở thành người lãnh đạo trong ngành tài chính Mỹ.
Tôi tự hỏi liệu bạn có nhận thấy rằng một số người đang trở nên mạnh mẽ hơn từng ngày và thành công hơn qua từng năm không?
Những người này thường có một điểm chung, đó là họ giỏi nhìn vào bản thân và "hướng nội" trong mọi việc.
Cuộc sống là một quá trình nâng cấp và đổi mới. Nếu lao về phía trước một cách liều lĩnh, sớm muộn gì bạn cũng sẽ bị loại; chỉ khi học cách nhìn vào bên trong và tìm ra khuyết điểm của mình, bạn mới có thể vượt qua mọi khó khăn.
Khi nhà văn Jin Weichun thành lập tờ Business Weekly, nó đã phải chịu một cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng trong vòng một năm. Công ty đã tốn rất nhiều nhân lực và tài chính nhưng không ai để ý đến những tạp chí do công ty xuất bản, cuối cùng, họ không đủ sống và phải đi vay để trả nợ. Chúng ta có nguồn lực và tài năng, nhưng tại sao chúng ta không bán được tạp chí? Sau khi tìm kiếm lý do bên ngoài mà không có kết quả, Jin Weichun đã tự phân tích vấn đề của nội bộ công ty.
Tại cuộc họp cuối năm, anh phát động bản tự phê bình trước toàn thể nhân viên, phân tích từng vấn đề của công ty, từ phương pháp kinh doanh đến định vị nội dung.
Năm tiếp theo, tạp chí hoạt động trở lại và ngày càng tốt hơn, trở thành tạp chí lớn nhất Đài Loan.
Vì sao lại như vậy? Vì nghĩ rằng "lỗi có thể nằm ở mình", Jin Weichun bắt tay vào làm những việc thiết thực, thay đổi phong cách quản lý, và công ty bắt đầu thoát khỏi khó khăn.
Sau này nhớ lại trải nghiệm này, Jin Weichun xúc động nói: "Thừa nhận sai lầm không phải là đổ lỗi cho ngoại cảnh, mà là quay vào rèn luyện bên trong." Nếu bạn chạy trốn khỏi những thất bại và trốn tránh những sai lầm của mình, làm sao bạn có thể tiến bộ?
Trên thực tế, nỗi buồn lớn nhất của một người không phải là anh ta có điều gì đó không ổn, mà là anh ta không biết mình có vấn đề.
"Hướng vào trong" là thực hành sâu sắc nhất. Nếu đổ lỗi mọi chuyện cho các yếu tố bên ngoài, chúng ta sẽ dễ dàng than phiền và bị mắc kẹt. Chỉ bằng cách tìm kiếm từ bên trong bản thân, chúng ta mới có thể tiếp tục phát triển và trở nên mạnh mẽ hơn.
Đã từng có một câu hỏi rất phổ biến trên Internet: Có điều gì mà một người đi làm lâu năm như bạn muốn nói với các bạn trẻ hay không?
Có một câu trả lời rằng: Từ giờ trở đi, hãy làm những việc mang lại giá trị cho bản thân.
Đằng sau sự giàu có luôn là giá trị. Số mệnh đối với mọi người đều công bằng, bạn bỏ công sức tới đâu, bạn sẽ thu lại kết quả đến đó. Thay vì nghĩ đến việc kiếm tiền, trước tiên chúng ta nên cố gắng làm cho bản thân có giá trị theo ba phương pháp nêu trên.