Mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao nhất sang Nga: Được hơn 1/3 thế giới ưa chuộng, Việt Nam đứng top 3 toàn cầu

Như Quỳnh |

Riêng trong tháng 10, mặt hàng này của Việt Nam đã thu về hơn 1,7 tỷ USD.

Mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao nhất sang Nga: Được hơn 1/3 thế giới ưa chuộng, Việt Nam đứng top 3 toàn cầu - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hàng hóa sang Nga trong tháng 10 đạt kim ngạch hơn 156 triệu USD, tăng 21,8% so với tháng 10/2022. Tính chung trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu hàng hóa sang Nga đạt trị giá hơn 1,34 tỷ USD, tăng nhẹ 2% so với cùng kỳ năm 2022.

Các mặt hàng được Nga nhập khẩu nhiều nhất phải kể đến hàng dệt may, máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác, cà phê, hàng thủy sản,…Đáng chú ý, một mặt hàng của nước ta đang được Nga tăng gom hàng đến 2 lần so với cùng kỳ năm 2022 là hàng dệt may. Cụ thể trong 10 tháng đầu năm, Nga chi hơn 343 triệu USD để nhập khẩu hàng dệt may từ Việt Nam, tăng 91% so với cùng kỳ năm 2022, là mặt hàng ghi nhận trị giá xuất khẩu lớn nhất trong 10 tháng đầu năm 2023, chiếm tỷ trọng 25%.

Mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao nhất sang Nga: Được hơn 1/3 thế giới ưa chuộng, Việt Nam đứng top 3 toàn cầu - Ảnh 2.

Trong năm 2022, Nga đã chi hơn 221 triệu USD nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam, như vậy hết tháng 10, trị giá xuất khẩu đã gấp 1,5 lần so với cả năm 2022 cộng lại.

Trong 10 tháng đầu năm 2023, hàng dệt may của Việt Nam đã thu về hơn 27,6 tỷ USD, giảm 12,9% so với cùng kỳ năm 2022. Các thị trường xuất khẩu chính của hàng dệt may của Việt Nam phải kể đến Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc với trị giá xuất khẩu lần lượt là 12 tỷ USD, 3,3 tỷ USD và 2,6 tỷ USD.

Mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao nhất sang Nga: Được hơn 1/3 thế giới ưa chuộng, Việt Nam đứng top 3 toàn cầu - Ảnh 3.

Năm 2021 dệt may Việt Nam đứng ở vị trí thứ 3 về xuất khẩu trên thị trường thế giới với 5,7% thị phần. Năm 2022 xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt 44,5 tỷ USD, tăng 10,5-11% so với năm 2021, vẫn đứng vị trí thứ 3 sau Trung Quốc, Bangladesh. Sản phẩm dệt may của Việt Nam đã được xuất khẩu sang 66 quốc gia, vùng lãnh thổ với từ 47-50 các mặt hàng khác nhau.

Lợi thế thường nhắc đến của ngành dệt may Việt Nam để cạnh tranh với các đối thủ lớn như Bangladesh, Ấn Độ,... là lao động dồi dào, nhân công giá rẻ, Với lợi thế đó, dệt may trở thành ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam khi đóng góp trên 10% cho kim ngạch xuất khẩu hàng năm.

Kể từ cuối quý 3/2022 đến nay, ngành dệt may bắt đầu gặp khó khăn và kéo dài cho tới hiện tại. Theo đánh giá của Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex), ngành dệt may Việt Nam chủ yếu là xuất khẩu nên bị ảnh hưởng lớn bởi tổng cầu của thế giới, tổng cầu của thế giới lại phụ thuộc vào sự tăng trưởng kinh tế, lạm phát, việc làm, thu nhập của người dân tại các quốc gia. Trong khi kinh tế thế giới năm 2022 với lạm phát cao nhất trong 40 năm qua là những con số chưa bao giờ xảy ra. Do đó, người dân thắt chặt chi tiêu, giảm sức mua đối với các mặt hàng không thiết yếu, trong đó có dệt may.

Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng ngành dệt may Việt Nam vẫn đặt ra mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2023 tăng cao hơn mức đạt kỷ lục của năm 2022. Cụ thể, ngành đặt ra hai kịch bản tăng trưởng. Theo đó, kịch bản tích cực là xuất khẩu dệt may có thể đạt 47 - 48 tỷ USD và kịch bản kém tích cực hơn là đạt khoảng 45 - 46 tỷ USD, tức vẫn cao hơn mức hơn 44 tỷ USD của năm 2022.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại