1. Cholesterol cao
Cholesterol cao có thể gây ra sự tích tụ mảng bám dọc theo các bức tường của các mạch máu, dẫn tới nguy cơ nghẽn động mạch. Tình trạng này cũng xảy ra trong mắt với biểu hiện là mắt xuất hiện u vàng bám trên mống mắt và xung quanh mí mắt
Mảng vàng này là một dạng u vàng, bên trong có chứa cholesterol dư thừa và thường có ở những người bị cholesterol cao do di truyền.
Bởi vậy, khi thấy xung quanh mắt đột nhiên xuất hiện u vàng, bạn nên tới các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.
U vàng quanh mắt là dấu hiệu của tình trạng cholesterol trong máu cao, báo hiệu nguy cơ bệnh xơ vữa động mạch. (Ảnh: nguồn Internet).
2. Trúng gió
Bệnh trúng gió hay những cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA) đều có những triệu chứng như tê dại cả người, khó nói, méo miệng, hoa mắt…
Bên cạnh đó, cả hai chứng bệnh này đều có những biểu hiện dễ nhận thấy qua mắt là mắt tối sầm lại, đột nhiên không nhìn thấy gì hoặc chỉ nhìn thấy bóng mờ, hình ảnh bị chồng chất lên nhau.
Do đó, để đảm bảo an toàn cho bản thân, ngay khi nhận thấy các dấu hiệu về mắt như trên, bạn nên nhanh chóng liên hệ với người thân hoặc gọi điện thoại cấp cứu.
3. Bệnh rung nhĩ
Bệnh rung nhĩ thường dẫn tới tình trạng tim đập nhanh, tim đập bất thường. Đây là một hình thái rối loạn nhịp tim nhanh.
Tim của người bình thường đập từ 60 – 80 lần trong một phút khi cơ thể nghỉ ngơi. Khi bị rung nhĩ, các tâm nhĩ (hai buồng tim phía trên) đập rất nhanh và không đều với tần số > 300/ phút.
Bên cạnh đó, những nghiên cứu y khoa gần đây đã chỉ ra rằng, những người có tơ máu trong mắt thường có nguy cơ mắc bệnh rung nhĩ cao gấp nhiều lần so với người bình thường.
Mắt có tơ máu cũng là dấu hiệu báo trước bệnh lý không nên bỏ qua. (Ảnh minh họa).
4. Bệnh tiểu đường
Nếu bác sĩ nhãn khoa nhìn thấy mạch máu loang trong mắt, đó là dấu hiệu tức thời cho người có khả năng bị tiểu đường.
Tiểu đường gây tác hại đáng kể cho thị lực trong thời gian dài nên chúng ta có thể phát hiện sớm thông qua kiểm tra mắt. Tiểu đường cũng có thể hủy hoại những mạch máu nhỏ trong não và thận.
5. Cao huyết áp
Cao huyết áp cũng là một trong những nguyên nhân bệnh lý dẫn tới suy giảm thị lực. Đặc biệt, nếu phụ nữ đang mang thai có dấu hiệu thị lực suy giảm thì đây là triệu chứng báo trước của chứng giật kinh phong – một loại bệnh dẫn đến cao huyết áp trong thời gian mang bầu.
Mặt khác, dây thần kinh thị giác trên võng mạc bị sưng, mạch máu trong mắt dày lên hoặc xoắn lại cũng là biểu hiện của bệnh cao huyết áp.
6. Các bệnh về hệ thần kinh
Hầu hết những bệnh lý về mắt đều có liên quan trực tiếp tới hệ thần kinh.
Nếu một ngày thị lực của bạn đột nhiên giảm xuống, con ngươi không có phản ứng hoặc phản ứng chậm với ánh sáng, lúc chuyển động mắt có cảm giác đau thì rất có thể bạn đang mắc bệnh viêm thần kinh thị giác.
Viêm thần kinh thị giác có thể dẫn tới chứng đa xơ cứng, thậm chí gây mù lòa.
Tương tự như vậy, bệnh Parkinson và Alzheimer cũng là những bệnh lý về hệ thần kinh có ảnh hưởng tiêu cực đối với mắt.
Bệnh Parkinson sẽ dẫn tới tình trạng khô mắt, mắt khó di chuyển, trong khi đó Alzheimer lại khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc xác định màu sắc, khoảng cách.
7. Bệnh tuyến giáp trạng
Mắt ngày càng có xu hướng lồi ra là triệu chứng cho thấy tuyến giáp trạng hoạt động quá sức. Nguyên nhân là bởi sự thất thường của hormone trong tuyến giáp trạng sẽ làm cho các mô xung quanh mắt sưng lên và có cảm giác mắt bị đẩy ra ngoài.
Ngoài ra, những bệnh lý về tuyến giáp trạng còn có thể gây khô mắt và ảnh hưởng tới thị lực.
Không kể tới yếu tố di tuyền hay bẩm sinh, tình trạng mắt lồi là một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh lý có liên quan tới tuyến giáp trạng. (Ảnh minh họa).
8. Bệnh gan
Các bệnh về gan bao gồm cả viêm gan và xơ gan biến lòng trắng trong mắt có xu hướng ngả vàng.
Màu sắc của mắt được quy định bởi bilirubin, một chất hóa học được tạo ra bởi sự phân hủy của hemoglobin, phân tử oxy mang bên trong các tế bào máu đỏ.
Vì vậy, khi mắt thay đổi màu sắc nghĩa cũng đồng nghĩa với việc sự chuyển hóa các chất này gặp khó khăn, mà nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng đó là sự suy yếu công năng của gan.
9. Đục thủy tinh thể
Thị lực kém hay mắt bị kéo mây, như thể bạn đang nhìn các sự vật qua một màng mây, có thể đó là dấu hiệu của đục thủy tinh thể (cườm khô). Bệnh này liên quan đến tuổi tác, có thể dẫn đến mù nếu không được điều trị.
Đối với bệnh lý này, khả năng hồi phục tốt thị lực là hoàn toàn có thể nếu được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời. Mắt kéo mây cũng có thể do các bệnh lý khác như thiếu vitamin A, do bệnh lây truyền qua đường tình dục và các khối u ở mắt.
Nếu thị lực của bạn có biểu hiện như trên, bạn hãy đi khám bác sĩ mắt sớm để được phát hiện bệnh và điều trị sớm.
*Theo CNYS