Quá trình sửa chữa mặt cầu Thăng Long lần này có nội dung chủ yếu là gia cường, tăng cường mặt cầu thép hiện tại thành mặt cầu liên hợp nhẹ, liên hợp giữa bản mặt thép hiện tại với bê tông siêu tính năng UHPC, có kết hợp sử dụng lớp phủ bê tông nhựa siêu mỏng tạo nhám, liên kết giữa bản mặt thép hiện tại và bê tông siêu tính năng bằng đinh neo tiêu chuẩn dài 5cm và lưới cốt thép.
Đối với hạng mục cốt thép đã thi công 445/775 tấn đạt gần 60% kế hoạch. Diện tích bên tông UHPC đã đổ là hơn 13.800 m2 trong tổng số hơn 27.700 m2 đã được đổ. Hạng mục đổ bê tông siêu tính năng UHPC đã đổ 1860/3200 m.
Để thuận tiện trong quá trình thi công, ngay cả khi thời tiết bất lợi, 2 nhà mái che dài 240 m đã được dựng lên ngay trên cầu.
Dự án sửa chữa Cầu Thăng Long hoàn toàn do đội ngũ chuyên gia, kĩ sư Việt Nam làm chủ, từ khâu thiết kế, ứng dụng công nghệ cho đến công tác thi công.
Hạng mục đinh neo, đến thời điểm này đã hàn được gần 850.000 trong tổng số hơn 1,4 triệu đinh neo phải hàn, đạt 60% tiến độ. Khối lượng hạng mục cốt thép còn lại đang được nhà thầu khẩn trương thi công
Việc sửa chữa mặt cầu Thăng Long lần này được đánh giá là lớn nhất từ trước đến nay. Để phục vụ thi công, phải cấm mọi phương tiện lưu thông, tạo điều kiện hoàn thành nhanh nhất, đảm bảo yêu cầu chất lượng tốt nhất
Hạng mục cốt thép đã thi công 445/775 tấn đạt gần 60% kế hoạch, khối lượng hạng mục cốt thép còn lại đang được nhà thầu khẩn trương thi công.
Sau khi hoàn thành việc sửa chữa, cầu Thăng Long sẽ kết nối đồng bộ với tuyến đường Vành đai 3 trên cao, đoạn Mai Dịch – Nam Thăng Long vừa được Bộ Giao thông – Vận tải đầu tư xây dựng, khơi thông tuyến đường huyết mạch kết nối trung tâm Hà Nội đến sân bay Nội Bài và các tỉnh lân cận, góp phần giảm ùn tắc cho các khu vực nội đô.
Đến thời điểm hiện tại, việc thi công đảm bảo yêu cầu về tiến độ, chất lượng. Đơn vị quản lý dự án cho biết, thời gian tới sẽ đây nhanh tiến độ thi công để hoàn thành dự án trong Qúy IV năm nay kết nối với tuyến đường Vành đai 3 trên cao sắp hoàn thành