Dựa trên các hình ảnh trực tiếp từ chiến trường Nam Idlib có thể thấy, Quân đội Syria đang dốc toàn lực cho cuộc tấn công vào hang ổ cuối cùng của phiến quân khủng bố. Và để làm được điều đó, ngoài sự hỗ trợ hỏa lực từ trên không của người Nga, Quân đội Syria còn phải dựa vào chính sức mình để có thể duy trì khả năng áp đảo hỏa lực trước kẻ thù.
Bên cạnh lực lượng một lực lượng tăng thiết giáp hùng hậu làm mũi nhọn tấn công trong các trận đánh quan trọng, Quân đội Syria còn dựa vào lực lượng pháo binh để loại bỏ khả năng phòng ngự cũng như cơ hội phản công của phiến quân trong đầu các trận đánh.
Một đơn vị pháo binh của Quân đội Syria hoạt động tại Nam Idlib, chúng ta có thể thấy có sự góp mặt của cả pháo phản lực BM-21 Grad và pháo tự hành 2S1 Gvozdika. Ảnh: Anna News.
Điều này có thể thấy rõ số lượng các loại pháo và dàn phóng rocket được Quân đội Syria sử dụng trong chiến dịch giải phóng Idlib-Hama. Có thể nói pháo binh là một trong những lực lượng đóng vai trò then chốt để Quân đội Syria có thể tốc chiến tốc thắng ở chiến trường ldlib.
Có lẽ vì vậy mà Quân đội Syria đã không ngần ngại cho triển khai số lượng lớn "vua chiến trường" 2S3 Akatsiya đến Nam Idlib, sẵn sàng cho mọi kịch bản tác chiến. Và trong trận đánh giải phóng thị trấn chiến lược Khan Sheikhoun hôm 22/8 vừa qua các đơn vị pháo tự hành 2S3 của Syria đã lập được không ít chiến công.
Từ đoạn video do hãng thông tấn RT đăng tải, Quân đội Syria đã điều động đến chiến trường Nam Idlib không ít các tổ hợp 2S3 và biến chúng thành một đơn vị pháo binh cơ động làm nhiệm vụ hỗ trợ hỏa lực cho bộ binh trên khắp chiến trường.
Pháo tự hành 2S3 Akatsiya được mệnh danh "vua chiến trường" của Quân đội Syria. Ảnh: Anna News.
Dựa trên hệ thống vũ khí pháo binh của Syria hiện tại 2S3 Akatsiya có được xem là mẫu pháo tự hành có cỡ nòng lớn nhất 152mm, dù so với các mẫu rocket hạng nặng do Quân đội Syria tự chế tạo. 2S3 rõ ràng không thể sánh được về mặt uy lực nhưng bù lại nó lại có độ chính xác và khả năng cơ động cao trong tác chiến.
Pháo tự hành 2S3 Akatsiya là một trong những dòng pháo tự hành chủ lực của Quân đội Syria hiện tại, bản thân Quân đội Nga vẫn còn được sử dụng mẫu pháo này bên cạnh những "ông vua chiến trường" như 2S19 Msta-S và 2S35 Koalitsiya-SV. Đây có thể được xem là lợi thế cho Syria khi họ hoàn toàn có thể nhờ Nga duy trì sức chiến cho các đơn vị 2S3 đã rệu rã của nước này.
Về thiết kế, 2S3 là sự kết hợp giữa lựu pháo 152mm D-20 đặt trên khung gầm bánh xích GM-123 (Object 123). Pháo chính 152mm trên 2S3 có tên mã là D-22 có tốc độ bắn 3 - 4 viên/phút, theo lý thuyết nó có thể bắn 30 viên/10 phút hoặc 75 viên/giờ. Số lượng đạn dữ trữ trong xe khoảng 40 viên, thường gồm 36 viên nổ phân mảnh và 4 viên chống tăng.
Ngoài sức mạnh của hỏa lực, 2S3 còn được đánh giá cao về sự cơ động khi khung gầm GM-123 được trang bị động cơ cơ diesel 520 mã lực cho phép đạt tốc độ 60 km/h. Pháo 2S3 có thể vượt lũy cao 1,1 m, hào rộng 2,5 m và có tầm hoạt động lên đến 300 km.
Quân đội Syria đẩy mạnh các hoạt động quân sự ở Nam Idlib