Mạng Trung Quốc rộ lên clip “Tiêm kích Mỹ bất tuân mệnh lệnh bị Nga bắn rơi”: Chân tướng đã rõ

Hữu Hiển |

Một video bằng tiếng Trung Quốc trên Internet nói rằng "Chiến đấu cơ F16 của Mỹ bị bắn rơi vào ngày 28 trên vùng trời Biển Đen sau khi không tuân theo mệnh lệnh rút lui của Nga".

Xuất hiện video nói "tiêm kích Mỹ bị Nga bắn rơi"

"Một máy bay chiến đấu F16 của Mỹ đã bị bắn rơi vào ngày 28 trên vùng trời Biển Đen sau khi không tuân theo mệnh lệnh rút lui của Nga. Video quay cảnh bắn rơi máy bay đã được công bố", chú thích bằng tiếng Trung Quốc giản thể trong một video được chia sẻ trên TikTok vào ngày 23/9/2024 bởi tài khoản nhotnews cho biết (hiện tại tài khoản này đã bị khóa).

Theo hãng tin AFP, video dường như cho thấy hình ảnh một máy bay chiến đấu bốc cháy, tiếp theo là ảnh của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin và người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova.

Một dòng chữ chạy trong video khẳng định bà Zakharova đã nói trong buổi họp báo sau vụ việc rằng: "[Đó là] trò chơi không nên chơi trong vùng chiến sự".

 - Ảnh 1.

Ảnh chụp màn hình bài đăng trên mạng xã hội TikTok, được chụp vào ngày 24/9/2024.

Hình ảnh này cũng được chia sẻ trong các clip tương tự trên ứng dụng video ngắn Douyin của Trung Quốc cùng với tuyên bố nêu trên.

 - Ảnh 2.

Ảnh chụp màn hình bài đăng trên Douyin, được chụp vào ngày 26/9/2024.

Theo AFP, tin đồn được lan truyền nhiều tuần sau khi Ukraine cho biết một máy bay chiến đấu F-16 do Mỹ sản xuất đã bị rơi trong chiến đấu, khiến phi công thiệt mạng.

Quân đội Ukraine cho biết, máy bay và phi công đã bị rơi trong một nhiệm vụ chiến đấu sau khi bắn hạ tên lửa Nga đang bay tới.

Thiệt hại với chiếc F-16 - vụ mất máy bay siêu thanh đầu tiên được báo cáo - là một thiệt hại lớn đối với Kyiv, trong bối cảnh nước này đã vận động phương Tây viện trợ máy bay chiến đấu tiên tiến trong nhiều tháng.

Mỹ là quốc gia hậu thuẫn quân sự quan trọng của Ukraine và đã cung cấp khoảng 175 tỷ USD viện trợ quân sự và kinh tế cho Kyiv kể từ cuộc xung đột với Nga bùng phát vào tháng 2/2022.

Tuy nhiên, hình ảnh lan truyền trực tuyến không thể hiện chiếc F-16 bị rơi và không có báo cáo chính thức nào về việc Nga bắn hạ máy bay chiến đấu của Mỹ trong khu vực.

Sự thật về bức ảnh

AFP đã tìm kiếm ngược hình ảnh và từ khóa trên Google dẫn đến cùng một bức ảnh về máy bay phản lực chiến đấu bốc cháy trên trang Air Team Images.

 - Ảnh 4.

Ảnh chụp màn hình bức ảnh về máy bay phản lực chiến đấu bốc cháy trên trang Air Team Images.

AFP nhận định, hình ảnh máy bay chiến đấu bốc cháy trong đoạn clip lan truyền nêu trên dường như đã qua chỉnh sửa, được lật ngược theo chiều ngang.

Còn bức ảnh trên trang Air Team Images được ghi nhận là của nhiếp ảnh gia Carl Ford và được chụp vào ngày 24/7/1993 tại Fairford, Vương quốc Anh.

Chú thích về bức ảnh có nội dung: "Bức ảnh đầu tiên trong chuỗi ảnh về vụ va chạm trên không giữa hai chiếc MiG-29 của Nga. Không có ai thiệt mạng hoặc bị thương nghiêm trọng trong vụ việc. Có thể thấy phi công đang phóng ra ngoài."

Dưới đây là ảnh chụp màn hình so sánh hình ảnh trong video sai sự thật được chia sẻ trên TikTok (bên trái) và bức ảnh trên trang Air Team Images (bên phải):

 - Ảnh 5.

Nhiếp ảnh gia Ford cũng đã đăng cùng một bức ảnh trên tài khoản Flickr của mình vào ngày 15/10/2015.

Bức ảnh này trước đây cũng từng bị chia sẻ với tin đồn liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine, mà AFP đã bác bỏ vào tháng 3/2022.

Vào thời điểm đó, Ford nói với AFP rằng: "Đây là bức ảnh của tôi và là một trong chuỗi 11 bức ảnh về máy bay Nga mà tôi chụp bằng máy ảnh Nikon F.3 HP của mình vào ngày 24/7/1993."

Vụ tai nạn máy bay từng được tờ Independent (Anh) đưa tin vào ngày 26/7/1993. Tờ báo cho hay, vụ tai nạn xảy ra tại sự kiện International Air Tattoo, được tổ chức tại Căn cứ Không quân Hoàng gia Fairford.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại