Anh Đào Văn Thắng (trú phường Bảo An, TP Phan Rang - Tháp Chàm, Ninh Thuận) với quyết tâm chinh phục giống nho rừng, nên nhiều năm nay đã lặn lội vào rừng săn lùng nho rừng.
Theo anh Thắng, nho rừng vốn được người dân ưa chuộng, đây là một trong những loại cây quý hiếm của vùng núi.
Chùm nho rừng có khoảng 600 quả.
"Nho rừng rất thú vị, quả chi chít, màu sắc đẹp và luôn luôn cuốn hút người xem. Đặc biệt, nho rừng có cả hoa và quả đều rất đẹp. Quả lúc nhỏ có màu xanh, mỗi chùm ít nhất từ 60 – 70 quả, nhiều từ 400- 600 quả và thậm chí cả ngàn quả.
Nho rừng khi chín có màu đỏ và chín mọng thì dần chuyển màu sang tím, vị rất ngọt. Chính vì vậy mà các con vật trên rừng thường tìm đến quả nho rừng chín. Riêng cây nho, lúc nhỏ có lá, khi giai đoạn mang hoa, quả thì lá bị hủy", anh Thắng nói.
Nho rừng chín có màu tím sẫm.
Anh Thắng nói thêm, bộ phận gốc, lá nhỏ hơn so với các giống nho truyền thống của địa phương và đây là loại cây thích mọc tự nhiên. Bộ rễ của nho rừng rất to, ăn xuống đất khá sâu, phát triển rất mạnh và đặc biệt tích trữ được chất dinh dưỡng cao đến mức đủ có khả năng nuôi cây vào mùa khô hạn.
“Trong một lần tôi khám phá thấy một cây nho rừng, với mục đích bảo tồn cây nho, tôi cùng người thân dùng dụng cụ hì hục đào gốc về trồng. Cả ba người bất ngờ nhận được niềm vui lớn khi gốc nho rừng bằng bắp chân người cho đậu hàng trăm trái rất đẹp”, anh Thắng nói.
Hoa nho rừng có màu sắt đẹp khiến nhiều người rất thích.
Anh nói kỹ thuật về cây nho rừng, hiện nay trồng nhiều phương pháp; trồng bằng cách dâm cành, bằng hạt…Giống nho rừng phù hợp với nhiều loại đất, khả năng thích nghi với khí hậu khô hạn cao.
Theo tìm hiểu của phóng viên, nho rừng cho ra hoa vào khoảng tháng 7 dương lịch và cho ra quả từ 9 – 10, mỗi năm duy nhất chỉ có một vụ. Đây là điểm khác biệt so với giống nho truyền thống. Cây nho rừng thường mọc trên đồi núi hoặc xung quanh các khe suối nên việc tìm kiếm loại nho rừng này không hề dễ dàng.