Tờ báo Asiancorrespondent vừa có bài viết với nhan đề "Malaysia: Có gì đó rất sai khi chỉ trích các VĐV của chúng ta", nhằm ủng hộ các VĐV thất bại, ví dụ U22 Malaysia khỏi "gạch đá" từ chính fan nhà.
Bài viết cũng chia sẻ cách người Malaysia theo dõi Đại hội SEA Games 29, và một phần nhỏ thông điệp "Malaysia cũng không nên ưu ái VĐV chủ nhà". Dưới đây là toàn bộ bài viết của cây bút Zan Azlee.
"SEA Games 2017 vừa diễn ra ở Kuala Lumpur và thành phố này dường như đang xôn xao bàn tán xung quanh các môn thể thao.
Tôi là một cầu thủ bóng rổ và là một người hâm mộ. Tất nhiên, tôi đã cố gắng để theo dõi một số trận đấu. May mắn thay, các trận bóng rổ ở SEA Games lại miễn phí cho các CĐV tới sân.
Malaysia chưa bao giờ vượt qua vòng bảng, nhưng chẳng sao cả. Chúng tôi vẫn muốn tới sân để theo dõi dù có là đội tuyển nào thi đấu đi chăng nữa. Cuối cùng, trận chung kết là cuộc đấu giữa Philippines và Indonesia.
Trận đấu đã diễn ra cực kỳ hấp dẫn với kết quả Philippines giành HCV. Nhưng đây là điều thú vị với người Malaysia và với thể thao ĐNÁ.
Tôi đã nói nhiều lần về vấn đề phân biệt sắc tộc và tôn giáo ở Malaysia. Nhưng thể thao đã xóa nhòa sự phân biệt ấy để tạo nên sự thống nhất.
Bất cứ khi nào có một sự kiện thể thao lớn diễn ra ở Malaysia, không có gì ngạc nhiên khi thấy mọi tầng lớp xã hội cùng ngồi chung ở một nhà hàng hay một hội trường để cùng cổ vũ cho ĐTQG dưới một màn hình lớn.
SEA Games cũng không ngoại lệ. Trên thực tế, người Malaysia đã bỏ qua mọi sự khác biệt về tôn giáo và các vấn đề về chính trị để hỗ trợ các CĐV. Ít nhất, điều đó cũng được thể hiện trên những đường phố ở Kuala Lumpur.
Bộ trưởng Thanh niên và Thể thao của Malaysia Khairy Jamaluddin chụp ảnh "tự sướng" một cách thoải mái với NHM thể thao nước này.
Bộ trưởng Thanh niên và Thể thao của Malaysia Khairy Jamaluddin ngồi cổ vũ giữa một nhóm CĐV, trong đó có một thành viên quan trọng ở phe đối lập - Nurul Izzah Anwar trong một trận bóng đá của ĐT U22 quốc gia. Khairy và Nurul vốn thuộc hàng ngũ của hai đảng đối lập nhưng bóng đá đã xích họ lại gần nhau.
Ở Malaysia, các CĐV luôn nhận được sự hỗ trợ tối đa và nếu bạn đưa ra những lời chỉ trích, bạn chẳng khác gì một kẻ phản bội.
Cũng ở Malaysia, chúng tôi coi những VĐV giành huy chương SEA Games giống như những người hùng vậy. Điều đó chẳng có gì là sai trái cả. Nhưng để công bằng, VĐV của chúng ta cần được đối xử bình đẳng giống như các quốc gia khác.
Ví dụ, mọi người sẽ vô cùng hạnh phúc khi ĐT bóng đá Malaysia lọt vào chung kết và giành HCV SEA Games. Đúng, chúng ta sẽ rất hạnh phúc nếu điều đó xảy ra. Nhưng hãy nghĩ theo hướng tích cực hơn vì nếu có thất bại, chúng ta cũng đã vô địch SEA Games nhiều lần rồi.
Thực tế, thành tích cao nhất của bóng đá Malaysia trong những năm qua chỉ là ở phạm vi ĐNÁ. Họ (Thái Lan) cũng giành được chức vô địch AFF Cup rất nhiều lần, điều mà chúng ta chưa làm được.
Bóng đá là môn thể thao được yêu mến và chú ý nhiều nhất. Vì thế, tôi vẫn có một chút thất vọng khi Malaysia không thể đoạt chức vô địch. Chúng ta cần phải tiến bộ hơn nữa .
Nhưng suy cho cùng, việc có vô địch SEA Games hay không chẳng phải là vấn đề quá quan trọng. Bây giờ nếu một đội tuyển nào ở ĐNÁ vô địch Asian Cup thì niềm vui họ mang đến mới thực sự lớn gấp nhiều lần.
Mấy đêm trước, cả nước Malaysia thậm chí phát điên lên sau khi Malaysia đánh bại Indonesia với bàn thắng ở phút cuối để vào chung kết SEA Games đối mặt với người Thái. Đó có phải là một điều kỳ diệu giúp Malaysia lọt vào trận đấu cuối cùng?
Giống như chúng tôi đã nói, chúng tôi hạnh phúc với tất cả những gì họ thể hiện, kể cả việc Malaysia có lọt vào chung kết hay không.
Khairul Hafiz Jantan chiến thắng, giành HCV trong cuộc chạy nước rút 100m và được cổ vũ cuồng nhiệt. Anh ấy chưa từng làm được điều đó và anh ấy xứng đáng nhận được tình yêu và sự cổ động của khán giả.
Vì thế, sẽ là không công bằng khi chỉ trích các VĐV và những ĐTQG. Nếu bạn là một người dân Malaysia và bạn làm điều đó, bạn chẳng khác gì một kẻ phản bội.
Ở Malaysia, nếu bạn là công dân yêu nước, bạn sẽ không thể đưa ra lời chỉ trích của mình ở bất kỳ lĩnh vực nào, từ chính trị tới thể thao. Thay vào đó, bạn sẽ nói những điều tốt đẹp về nó. Trong một số trường hợp, sự chỉ trích còn được xem là một hành động phá hoại kinh tế.
Với Malaysia, có lẽ chúng ta cũng không cần phải quá quan tâm tới những lời chỉ trích. Điều chúng ta cần làm là nói lời chúc mừng và cảm ơn các VĐV đã tham dự và gặt hái thành công ở SEA Games.
Tôi muốn nhắn nhủ với các VĐV rằng, đằng sau những lời chỉ trích vẫn sẽ là sự cổ vũ và động viên lớn lao của hàng triệu người dân Malaysia".