Mắc bệnh ung thư đã 3 năm, kinh tế kiệt quệ nhưng bác dân phòng vẫn sống lạc quan với ‘nghiệp’ dẫn học sinh qua đường

Vương Phi |

Dắt học sinh qua đường không phải là nghề của các bác dân phòng nhưng 6 năm qua, họ gắn bó với trách nhiệm ấy không chút lơ là. Cứ tiếng trống trường điểm canh, các bác đã đứng đó, hướng dẫn các em nhỏ chạy ào theo rồi vui vẻ, nhìn các em leo lên xe đạp đi mất.

Bác bị ung thư phổi đã 3 năm. Khối u to 7 phân nằm ở ngay động mạch, gần sát tim nên không thể làm phẫu thuật. 3 năm qua, mình bác tiêu tốn vài trăm triệu, trải qua 6 đợt hóa trị, uống 100 viên hóa chất và tiêm 30 mũi xạ…

Người ta bảo nếu chẳng may bị ung thư phổi, nhiều nhất chỉ có 20% sống thêm được 5 năm. Có nghĩa là với người nghèo như bác, thể chất cũng không phải dạng khỏe mạnh thì tiên lượng là rất xấu.

Ấy vậy mà bác đã sống cùng ung thư được 3 năm. Đáng lẽ chỉ còn 2 năm nữa thôi nhưng sao bác thấy cuộc đời mình hình như vẫn còn dài lắm.

Bác còn phải sống để đưa các em học sinh qua đường nữa chứ. Bác đã đưa các em đi qua đoạn này 6 năm rồi này. Chắc bác sẽ vẫn còn làm công việc này lâu lắm, làm đến lúc nào không thể làm được nữa, chắc là chỉ đến lúc chết thì thôi…”.

Clip các bác dân phòng đưa học sinh trường Tiểu học Trung Sơn Trầm qua đường. Thực hiện: Vương Phi.

Đó là câu chuyện của bác Nguyễn Xuân Chiến (SN 1966 - Trưởng ban dân phòng phường Trung Sơn Trầm, Sơn Tây, Hà Nội) - một trong 3 người suốt 6 năm qua, ngày ngày dẫn các em học sinh trường tiểu học tại đây băng qua đường một cách an toàn.

Vừa kể chuyện, đôi mắt bác nhìn về phía các em với nụ cười hiền hậu. Nếu bác không nói ra, chẳng ai có thể tin, người đàn ông ấy đang mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo và nhiều hơn một lần, kề cận bên miệng vực cái chết.

“Chỉ là đi sang đường thôi… nhưng khi người ta nghiêm trọng hóa như thế, tất cả đều có lý do của nó”

Buổi sáng, đúng 10h35, trống trường Tiểu học Trung Sơn Trầm bắt đầu điểm canh. Trước 20 phút, bác Chiến đã ngồi ở phòng bảo vệ đặt ngay cạnh cổng trường để chờ đợi. “Bác sợ có lớp nào tan sớm, không có người đưa sang đường thì nguy hiểm lắm“.

Mắc bệnh ung thư đã 3 năm, kinh tế kiệt quệ nhưng bác dân phòng vẫn sống lạc quan với ‘nghiệp’ dẫn học sinh qua đường - Ảnh 2.

QL 21A đoạn qua trường Tiểu học Trung Sơn Trầm 24/24 chìm trong cảnh bụi bay mùi mịt.

Mắc bệnh ung thư đã 3 năm, kinh tế kiệt quệ nhưng bác dân phòng vẫn sống lạc quan với ‘nghiệp’ dẫn học sinh qua đường - Ảnh 3.

Đoạn đường thường xuyên có xe tải đi qua.

Mắc bệnh ung thư đã 3 năm, kinh tế kiệt quệ nhưng bác dân phòng vẫn sống lạc quan với ‘nghiệp’ dẫn học sinh qua đường - Ảnh 4.

Cảnh tượng đông đúc ở cổng trường lúc tan học.

Cứ như thế, thời gian trôi đã được hơn 6 năm. Công việc đưa học sinh sang đường do 3 người bảo vệ dân phòng là bác Chiến, bác Lăng (SN 1960) và bác Quang (SN 1952) đảm nhận quanh năm. Mỗi ngày vào lúc 7h, 10h35 và 16h30 họ đều túc trực ở cổng trường.

Buổi sáng mùa đông lạnh buốt, nhiệt độ có lúc dưới 10 độ C hay lúc chiều hạ nắng cháy, có khi mưa rào ồ ạt, các bác đều không quên nhiệm vụ: đứng đó và chờ đợi học sinh. Khi các em còn chưa tới, các bác đã ở đó.

Lúc các em ra về, vội vã với nhiều dự định ở nhà thì 3 người đàn ông trung niên kia, luôn là người đứng dõi theo với nụ cười hạnh phúc.

Công việc đưa đám con nít qua đường không nặng nhọc nhưng nguy hiểm. Có lần bác Chiến đang làm nhiệm vụ, một bé trai không nghe lệnh chỉ huy, nóng lòng chạy ra với bà nội nên suýt bị xe tải cán qua.

Chứng kiến cảnh tượng ấy, bác Chiến vội chạy đến, ôm chầm để che chắn cho cháu bé rồi cả 2 cùng ngã xuống vệ đường nhưng rất may là họ cùng thoát khỏi làn xe chạy.

Mắc bệnh ung thư đã 3 năm, kinh tế kiệt quệ nhưng bác dân phòng vẫn sống lạc quan với ‘nghiệp’ dẫn học sinh qua đường - Ảnh 5.

Bác Chiến với nụ cười lạc quan.

Mắc bệnh ung thư đã 3 năm, kinh tế kiệt quệ nhưng bác dân phòng vẫn sống lạc quan với ‘nghiệp’ dẫn học sinh qua đường - Ảnh 6.

Bác Quang với ánh mắt ân cần lúc nào cũng dõi theo học sinh.

Sau lần ấy, bác Chiến yêu cầu phụ huynh phải đón con ở ngay sát cổng trường còn nếu phải băng qua đường, xin cứ giao lại nhiệm vụ dẫn dắt các em cho các bác dân phòng. 3 bác chia nhau thành các ca trực, mỗi ca có 2 người cùng làm việc.

Nếu bác Chiến đứng ở làn đường bên phải thì người kia sẽ đón đầu ở làn bên trái và ngược lại. 2 người cầm 2 chiếc gậy ngắn để ra hiệu cho phương tiện giao thông. Khi bác Chiến thổi còi, học sinh bắt đầu tập trung và di chuyển theo sự điều hướng của bác.

Nghe kể về sự khẩn trương ấy, nhiều người sẽ nghĩ rằng, chỉ là đi qua đường thôi, có cần làm cho mọi thứ nghiêm trọng đến vậy không? 20 phút ngồi trong phòng bảo vệ, bác Chiến nhìn ra đường, vẫn thấy ngoài kia là một thế giới yên bình, phẳng lặng nhưng rồi 20 phút sau, mọi thứ đã đảo chiều.

Học sinh vừa tan học, cổng trường trở nên hỗn loạn. Nào là phụ huynh đứng đợi, nào là các em sắp sửa lên xe đạp và ở giữa lòng đường, hàng loạt xe tải ầm ầm đi qua.

Mắc bệnh ung thư đã 3 năm, kinh tế kiệt quệ nhưng bác dân phòng vẫn sống lạc quan với ‘nghiệp’ dẫn học sinh qua đường - Ảnh 7.

Bác Chiến tập hợp học sinh cần qua đường.

Mắc bệnh ung thư đã 3 năm, kinh tế kiệt quệ nhưng bác dân phòng vẫn sống lạc quan với ‘nghiệp’ dẫn học sinh qua đường - Ảnh 8.

Rồi dẫn các em cùng đi qua…

Mắc bệnh ung thư đã 3 năm, kinh tế kiệt quệ nhưng bác dân phòng vẫn sống lạc quan với ‘nghiệp’ dẫn học sinh qua đường - Ảnh 9.

Hiệu lệnh của bác khiến các phương tiện giảm tốc độ… Lúc nào, bác cũng là người chắn phía trước các em học sinh.

Mắc bệnh ung thư đã 3 năm, kinh tế kiệt quệ nhưng bác dân phòng vẫn sống lạc quan với ‘nghiệp’ dẫn học sinh qua đường - Ảnh 10.

Mỗi ca làm việc luôn có 2 bác dân phòng cùng phối hợp.

Con đường chạy qua cổng trường Trung Sơn Trầm đã thi công từ 12 năm nay nhưng vẫn chưa hoàn thành. Đường sá bụi bay mù mịt, đầy rẫy ổ gà lồi lõm.

Đã thế, trục đường lại toàn xe tải hặng nặng đi qua. Bác Chiến nhẩm tính, chỉ trong khoảng 1 năm, từ 2015 đến 2016, quanh đoạn đường qua trường Tiểu học này đã có 4-5 người chết vì tai nạn giao thông.

Chỉ là đi sang đường thôi mà… nhưng khi người ta nghiêm trọng hóa như thế, tất cả đều có lý do của nó. Nếu không nguy hiểm, các bác đâu cần bỏ hết mọi việc, cứ đúng giờ là ra đây đứng chờ?“, bác Chiến kể. “3 bác làm công việc này, cũng chỉ là việc nhỏ thôi nhưng các bác tự hào vì chưa có em học sinh nào mảy may xây xước chân tay vì va chạm giao thông”.

“Hãy sống vì những điều mình cho là tốt đẹp, hạnh phúc nhất”

3 bác bảo vệ dân phòng đều là người vui vẻ, lạc quan. Học sinh ở trường Tiểu học Trung Sơn Trầm rất quý họ. Mỗi lần tan lớp, các em vẫn thường chạy bổ vào, ôm vai bá cổ bác Chiến, bác Quang, bác Lăng rồi cười khanh khách.

Các bác không phải là giáo viên hay nhân viên trong trường nhưng hàng ngày, việc đưa đón các em sang đường đã khiến những người đàn ông ấy được yêu mến và tụi con nít gọi họ với biệt danh là “bác hộ pháp”.

Mắc bệnh ung thư đã 3 năm, kinh tế kiệt quệ nhưng bác dân phòng vẫn sống lạc quan với ‘nghiệp’ dẫn học sinh qua đường - Ảnh 11.

Các em học sinh yên tâm đứng sau lưng bác Chiến.

Mắc bệnh ung thư đã 3 năm, kinh tế kiệt quệ nhưng bác dân phòng vẫn sống lạc quan với ‘nghiệp’ dẫn học sinh qua đường - Ảnh 12.

Nghe bác thổi còi là các em 1, 2, 3… chạy thật nhanh.

Mắc bệnh ung thư đã 3 năm, kinh tế kiệt quệ nhưng bác dân phòng vẫn sống lạc quan với ‘nghiệp’ dẫn học sinh qua đường - Ảnh 13.

Các em yên tâm vì có bác Chiến cản đường.

Trong số 3 người, bác Chiến là người vui tính hơn cả, lúc nào cũng tếu táo, đùa nghịch với học sinh. Bác là Hội trưởng hội phụ huynh và cũng là người đề xuất với nhà trường, kiến nghị với UBND phường Trung Sơn Trầm để các bác dân phòng đảm nhận trọng trách dẫn học sinh sang đường.

Nhà bác Chiến thuộc hộ nghèo. Bác có 3 người con, con trai, con gái đều đã lớn và đang học ĐH nhưng còn 1 cô con út, vẫn đang học tại trường Tiểu học Trung Sơn Trầm. Bác Chiến từng đi bộ đội nhưng rồi giải ngũ vì mất sức. Cuộc sống vốn đã khó khăn nhưng cuộc khủng hoảng chỉ thực sự kéo đến khi 3 năm trước, bác phát hiện mình mắc bệnh ung thư phổi.

Mắc bệnh ung thư đã 3 năm, kinh tế kiệt quệ nhưng bác dân phòng vẫn sống lạc quan với ‘nghiệp’ dẫn học sinh qua đường - Ảnh 14.

3 năm trước, bác Chiến phát hiện mình mắc bệnh ung thư phổi.

Chúng ta vẫn hay gắn 2 từ ung thư với những điều đớn đau, tồi tệ và thực sự, căn bệnh đã khiến gia đình bác Chiến phải trải qua vô vàn khó khăn.

Trong khi người khác nghe chuyện, có thể sẽ cảm thấy xót xa thay cho người trong cuộc thì bác Chiến lại tỏ ra vô cùng lạc quan với sũy nghĩ: ung thư chẳng qua cũng chỉ là một căn bệnh bình thường mà mình bắt buộc phải sống chung.

Bác Chiến quan niệm, người ta sinh ra lớn lên rồi sinh lão bệnh tử. Nếu chẳng phải bệnh này cũng có thể mắc phải bệnh kia. Mà bệnh tật vốn là những điều không ai lường trước, là sóng gió bất chợt không chừa lại một ai thì vì sao cứ mãi phải buồn bã khi ngày đêm nghĩ đến nó?

Đã từng suýt chết nên bác chẳng thấy trên đời này có điều gì đáng để mình tuyệt vọng và bệnh tật càng không xứng đáng trở thành lý do.

Mấy năm qua, bác đã sống và gần như quên mất mình bị ung thư. Lúc nào mệt, bác đi vào bệnh viện Bạch Mai truyền hóa chất, khỏe rồi bác lại về dẫn các em học sinh qua đường. Chắc vì thế nên bác mới sống dai”.

Mắc bệnh ung thư đã 3 năm, kinh tế kiệt quệ nhưng bác dân phòng vẫn sống lạc quan với ‘nghiệp’ dẫn học sinh qua đường - Ảnh 15.

Cô Lê Thị Thanh Xuân

Cô Lê Thị Thanh Xuân - Hiệu trưởng trường Tiểu học Trung Sơn Trầm cho biết, chuyện các bác dân phòng đang làm đối với nhà trường thực sự là một may mắn. “Nếu không có các bác, chúng tôi cũng không thể yên lòng được, có khi phải bỏ dở tiết dạy hay cuộc họp chuyên môn để ra cổng trường đưa đón các em”.

Trong số 3 bác, cô Xuân cũng rất thương hoàn cảnh của bác Chiến khi bị bệnh nặng nhưng vẫn tận tâm với “nghiệp” dắt trẻ qua đường.

Cô Xuân bảo, mới đây, 3 bác dân phòng được Hội phụ huynh nhà trường hỗ trợ 1,5 triệu đồng/tháng. Bác Chiến nhẩm tính, với khoản tiền 500.000 đồng/tháng, chia ra mỗi giờ làm việc của bác chỉ được 15.000 đồng. Thế mà bác và 2 người bạn của mình, bao giờ cũng tận tâm, tận sức, bất chấp cả tính mạng vì học sinh.

Tiếp xúc nhiều với các em nhỏ, bác cứ nghĩ giá mà, chúng ta cứ sống hồn nhiên như những đứa trẻ, luôn cho đi một cách vô tư nhất, biết đâu sẽ thấy hạnh phúc hơn?

Nếu tất cả việc các bác làm, từ chuyện cứu cậu bé thoát khỏi xe tải hay ngày ngày cố gắng làm tròn trách nhiệm…. chỉ vì lương tâm mình thì sẽ luôn được vui vẻ còn nếu cho đó là công việc chỉ vì 15 ngàn đồng thì mệt mỏi, buồn chán lắm“.

Mắc bệnh ung thư đã 3 năm, kinh tế kiệt quệ nhưng bác dân phòng vẫn sống lạc quan với ‘nghiệp’ dẫn học sinh qua đường - Ảnh 16.

Học sinh khi đã sang đường an toàn.

Mắc bệnh ung thư đã 3 năm, kinh tế kiệt quệ nhưng bác dân phòng vẫn sống lạc quan với ‘nghiệp’ dẫn học sinh qua đường - Ảnh 17.

Dù chỉ còn 1-2 em, bác Chiến vẫn ở lại dẫn đường.

Mắc bệnh ung thư đã 3 năm, kinh tế kiệt quệ nhưng bác dân phòng vẫn sống lạc quan với ‘nghiệp’ dẫn học sinh qua đường - Ảnh 18.

6 năm làm một công việc, đã có 6 thế hệ lớn lên rồi ra trường. Nơi các em rời đi, 3 người bảo vệ dân phòng sẽ vẫn còn đứng ở đó rất lâu, năm này qua tháng khác.

Ngôi trường có tới hơn 1.000 học sinh nên 3 bác bảo vệ không thể nhớ mặt từng em nhưng chắc chắn, các em sẽ còn nhớ họ - những người đã một thời, dìu dắt từng bước chân băng qua làn xe chạy.

Bác và cháu, chúng ta mỗi người đều chỉ có một cuộc đời để sống. Ngày mai, ánh mặt trời sẽ rọi chiếu những hy vọng mới. Ngày mai cuộc đời sẽ đền bù cho những vất vả của bác hay của cháu bằng những điều xứng đáng.

Đối với bác, hạnh phúc đơn giản chỉ là buổi sáng bác đi ra chợ, có người cảm ơn bác vì nhớ ra nhờ có bác đưa con qua đường, họ có thể yên tâm ngồi bán hàng mà không phải sấp ngửa chạy ra chỉ để đón con đi bộ vài trăm mét.

Cháu làm PV, phải đi nhiều nơi chắc cũng vất vả nhỉ? Thế cháu có hạnh phúc với công việc của mình không? Mỗi người chỉ có một thời gian hữu hạn. Nên trong khi mình còn sống, hãy làm điều gì mình thấy hạnh phúc nhé”, bác Chiến vẫy tay chào tôi rồi ra về.

Cổng trường Tiểu học Trung Sơn Trầm đã không còn một bóng học sinh chờ qua đường.

Một ca làm việc đã kết thúc, bác Chiến cũng về rồi nhưng câu hỏi của bác, có lẽ chúng ta sẽ phải thêm nhiều thời gian để suy ngẫm rằng, liệu bạn có thật sự yêu thích công việc mình đang làm và những tháng năm thanh xuân, chúng ta đã thực lòng theo đuổi niềm hạnh phúc mình cho là đúng đắn nhất?

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại