Luật sư Đặng Thị Tâm - Văn phòng luật sư Quốc Thái, Đoàn luật sư TP. Hà Nội trả lời:
Theo quy định tại điều 25 của Luật cư trú thì thực hiện việc tách hộ khẩu phải có sự động ý của chủ hộ.
Còn trường hợp bạn có thể đăng ký thường trú tại nơi cư trú mới, sau đó tiến hành xóa đăng ký thường trú tại hộ khẩu nhà chồng theo quy định tại điểm đ, khoản 1, điều 22 Luật cư trú.
Tuy nhiên, bạn cũng bắt buộc phải có sổ hộ khẩu để làm thủ tục cấp giấy chuyển khẩu theo Điều 28 Luật cư trú.
Theo Điều 10 khoản 8 - Thông tư 35/2014/TT- BCA ngày 9/9/2014, người đứng tên chủ hộ có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho những người cùng có tên trong sổ hộ khẩu được sử dụng sổ để giải quyết các công việc theo quy định của pháp luật.
Vì vậy, nếu gia đình chồng của bạn không cho mượn sổ hộ khẩu gốc thì bạn liên hệ Công an quản lý hộ khẩu yêu cầu họ can thiệp để đảm bảo quyền lợi cho mình.
Trường hợp cố tình gây khó khăn, không cho những người cùng có tên trong sổ hộ khẩu được sử dụng sổ để giải quyết các công việc theo quy định của pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định tại Điều 8 Nghị định 167 năm 2013 về xử phạt vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú, thì mức phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.