Như đã đưa tin thì trong những ngày gần đây, nếu như có cơ hội những cái hồ vùng núi của bang Utah (Mỹ), khả năng cao là bạn sẽ được chiêm ngưỡng những cơn "mưa cá" theo đúng nghĩa đen.
Chính xác hơn, bạn sẽ thấy cảnh những chiếc máy bay thả rơi hàng ngàn con cá từ trên cao rơi tõm xuống hồ. Cụ thể ra sao, hãy xem video dưới đây.
Chính xác hơn, bạn sẽ thấy cảnh những chiếc máy bay thả rơi hàng ngàn con cá từ trên cao rơi tõm xuống hồ. Cụ thể ra sao, hãy xem video dưới đây.
Dành cho những ai chưa biết, tiểu bang Utah có một thứ "đặc sản giải trí", đó là bộ môn câu cá tại các vùng núi phía xa. Nhưng lượng cá trong hồ thì có hạn, nên để duy trì hoạt động này trong cả năm, cần phải có động thái phục hồi cá cho hồ.
Trước kia, điều này có nghĩa rằng từng xe ngựa chất đầy thùng cá, vượt qua cả ngàn cây số trong nhiều ngày đến các vùng nước tách biệt này. Tiến bộ hơn một chút, họ dùng xe tải. Còn bây giờ, họ có phương pháp nhanh hơn rất nhiều, đó là dùng máy bay để "oanh tạc" hàng ngàn con trực tiếp xuống hồ.
Đoạn video trên chính là khung cảnh ấy, khi DWR quyết định tái bổ sung một lượng cá lớn cho vùng hồ này.
Nhưng phải chăng như vậy là quá tàn ác? Lũ cá làm sao mà sống được?
Rất nhiều người đã thắc mắc điều này khi DWR công bố đoạn video. Nhưng về cơ bản thì mọi chuyện đều có nguyên nhân.
Theo người phát ngôn của DWR, các loài cá phù hợp cho vùng hồ này đều rất nhỏ, chỉ dài khoảng 2-7cm. Kích cỡ và khối lượng nhỏ chính là yếu tố giúp chúng sống sót sau cú rơi - ít nhất là 95% vẫn sống mà không chịu tổn hại gì.
Các định luật vật lý cơ bản về rơi tự do đã chỉ ra rằng: khối lượng cơ thể càng nhỏ, trọng lực tác động càng thấp. Tuy rằng diện tích bề mặt nhỏ sẽ khiến lực cản không khí thấp đi, nhưng khối lượng cơ thể quan trọng hơn nhiều.
Đây là lý do vì sao một con kiến có thể sống sót khi rơi từ tòa nhà Empire State
Lấy ví dụ là bạn. Khi bạn có kích cỡ nhỏ hơn bình thường 10 lần, trọng lượng cơ thể giảm đi tới 1000 lần (do thể tích giảm), nhưng diện tích bề mặt chỉ giảm bớt 100 lần thôi. Có nghĩa rằng tác động của trọng lực lên khối lượng có hiệu ứng cao hơn diện tích những 10 lần.
Áp dụng tương tự như vậy với lũ cá, do có khối lượng quá nhỏ, chúng chẳng chịu tổn hại gì khi rơi cả. Trong tự nhiên, chúng ta có thể quan sát các hiện tượng tương tự. Như tại thác Niagara cao nhất thế giới, 90% lũ cá vẫn sống sau khi rơi từ độ cao ít nhất là 50m. Chiếc máy bay của họ hạ thấp xuống độ cao còn thấp hơn thế, nên DWR tin rằng con số họ đưa ra là chính xác.
90% cá rơi tại thác Niagara cao nhất thế giới vẫn có thể sống sót
Theo DWR, đây là phương pháp ít gây tổn hại hơn cho lũ cá so với việc di chuyển bằng đường đất liền. Nó tốn ít thời gian hơn, và không cần các công cụ theo dõi lượng oxy có trong bể chứa như khi chuyển bằng xe tải.
Đây có thể xem là một giải pháp hết sức tuyệt vời. Với công nghệ này, họ có thể phục hồi lượng cá cho hơn 200 hồ nước tại các vùng hẻo lánh mà chẳng có chút khó khăn gì. Lũ cá cũng đã được triệt sản, để đảm bảo không gây xáo trộn cho hệ sinh thái tự nhiên tại đây.
Tham khảo: Science Alert, Utah DWR Twitter