Trong những năm vừa qua, truyền hình Việt Nam đã có nhiều bứt phá ngoạn mục trong chất lượng.
Thế nhưng bất ngờ thay, một bộ phim cách đây hơn chục năm như Phía trước là bầu trời có thể gây sốt trở lại chỉ bằng 5 - 7 phút trích đoạn ngắn. Còn những bộ phim được đặc biệt ưu ái dành suất chiếu trong khung giờ Vàng hiện nay lại không thể giữ chân khán giả trước màn hình TV được 1 tiếng.
Đó là khi khán giả chợt nhận ra những câu chuyện về xóm trọ sinh viên thời xưa có sức hút hơn câu chuyện về những nơi biệt thự siêu xe xa lạ; những mối quan hệ bạn bè, thầy trò lại dễ đồng cảm hơn những chuyện ngoại tình gây tranh cãi.
Màn ảnh nhỏ khao khát bóng dáng giảng đường
Ở thời điểm hiện tại, dòng phim tình cảm nổi lên rầm rộ và vẫn chiếm lĩnh thời lượng đáng kể trên sóng truyền hình.
Điểm qua 3 bộ phim đang được chiếu trên sóng giờ vàng như Cả một đời ân oán, Tình khúc Bạch dương và Mộng phù hoa, thì cả 3 đều đi sâu vào chuyện tình ái.
Trong khi đó, ở mảng điện ảnh, các bộ phim chiếu rạp đi sâu vào lối sống học sinh - sinh viên, vẫn được ra mắt đều đặn.
Gần đây nhất, Em chưa 18, Cô gái đến từ hôm qua, Những tháng năm rực rỡ có thể coi là dấu ấn đáng nhớ của điện ảnh Việt lấy đề tài giới trẻ và học đường.
Sắp tới đây, khán giả cũng đang chờ đợi phiên bản điện ảnh của MV Em gái mưa ra mắt vào tháng 6.
Phim điện ảnh Em gái mưa là một tác phẩm nữa về đề tài học đường.
Có thể nói, các đơn vị sản xuất phim điện ảnh khá nhạy bén với thời cuộc, khi chọn thời điểm vào hè, mùa thi để ra mắt những bộ phim về tuổi thanh xuân.
Còn khán giả yêu thích phim truyền hình Việt Nam chỉ có thể hồi cố với những tác phẩm kinh điển một thời như Phía trước là bầu trời, 12A và 4H, Xin hãy tin em mà thôi.
Trích đoạn Phía trước là bầu trời.
Đời sống nơi xóm trọ của Phía trước là bầu trời vẫn hấp dẫn người xem sau hơn một thập kỷ.
Khi mà phim trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu giải trí và bồi dưỡng tâm hồn cho giới trẻ, hiển nhiên họ sẽ tìm đến những xuất phẩm nước ngoài, vừa có nội dung đặc sắc, lại được đầu tư bài bản và cập nhật xu thế hơn rất nhiều.
Năm 2017, tính ra truyền hình Trung Quốc có tới 10 bộ phim đề tài học đường. Tuy vẫn mang đậm màu sắc ngôn tình, nhưng những bộ phim như Hạ chí chưa tới, Gửi thời niên thiếu của chúng ta, Xin chào ngày xưa ấy không chỉ gây được tiếng vang ở Đại lục mà còn khiến giới trẻ Việt đứng ngồi không yên bởi những tình tiết quá gần gũi với tuổi học trò.
Người yêu điện ảnh Hàn Quốc cũng không xa lạ gì với series Reply 1988 - 1994 - 1997 gợi nhắc về cuộc sống của học sinh - sinh viên xứ sở Kim chi những ngày đất nước đang phát triển.
Truyền hình Mỹ năm 2017 cũng được dịp nóng lên với series "đinh" của Netflix là 13 Reasons Why nói về tệ nạn bắt nạt và trào lưu tự sát trong giới trẻ.
Rõ ràng, trong khi truyền hình thế giới luôn đều dặn cho ra mắt những bộ phim đề tài học đường hấp dẫn thì tại Việt Nam mảnh đất màu mỡ này lại đang bị bỏ trống.
Phim học đường trở lại: Khó hay dễ?
Cái khó của làm phim học đường so với những bộ phim tình cảm thông thường hay dòng phim chính luận, chính là bởi đối tượng của dòng phim này.
Bởi, làm phim về tuổi học trò, nói thì tưởng đơn giản, bởi ai chẳng từng trải qua một thời hoa mộng.
Nhưng đó cũng là quá trình cần sự đầu tư nghiêm túc cả về kịch bản lẫn tất cả các khâu hậu trường, cần đến sự trau chuốt và thoát ra khỏi những giáo điều, khô cứng để tiếp cận giới trẻ bằng góc nhìn mới mẻ.
Những bộ phim gần đây như Zippo, mù tạt và em, Tuổi thanh xuân, Tình khúc Bạch dương cũng có thể xem là đá qua đề tài học đường, phần nào chiều được thị hiếu của khán giả trẻ.
Tuy nhiên, những bộ phim này cũng chọn tâm điểm là câu chuyện tình yêu phức tạp, những màn tán tỉnh quá cường điệu, mà quên đi những câu chuyện giản dị của tuổi học trò, cách ứng xử giữa học trò và thầy cô.
Tình khúc Bạch dương - bộ phim lấy cảm hứng từ cuộc đời của các du học sinh tại Nga thì hầu hết nói về quá trình đi buôn và yêu đương, hoàn toàn không thấy bóng dáng giảng đường hay những câu chuyện giản dị tuổi học trò.
Cũng nói về đời sống sinh viên nhưng Tình khúc Bạch dương lại chỉ tập trung vào chuyện buôn bán và yêu đương.
Ngay cả những bộ phim quy tụ nhiều diễn viên trẻ thuộc hàng sao của truyền hình Việt như Nhã Phương, Mạnh Trường, Hồng Đăng, Vân Hugo được khán giả thần tượng nhưng vẫn chưa thật sự tạo được những dấu ấn đáng ghi nhận ở đề tài này.
Một trong số các lý do là nhiều phim xây dựng nhân vật không phù hợp, nhiều tình tiết quá vô lý khó chấp nhận.
Rõ ràng, nếu chỉ đầu tư hút mắt, bắt tai khán giả với sự xuất hiện của các hotboy, hotgirl "bình hoa di động", không biểu lộ cảm xúc thì chỉ càng khiến khán giả mất hứng hơn mà thôi.
Bối cảnh của trường lớp trên phim ảnh ngày nay cũng quá sang trọng, nhân vật hầu hết đều là con nhà giàu có lại càng khiến phim Việt đề tài học đường trở nên xa lạ.
Ngay cả những bộ phim quy tụ nhiều diễn viên trẻ thuộc hàng sao của truyền hình Việt như Nhã Phương, Mạnh Trường, Hồng Đăng, Vân Hugo được khán giả thần tượng nhưng vẫn chưa thật sự tạo được những dấu ấn đáng ghi nhận ở đề tài này.
Một trong số các lý do là nhiều phim xây dựng nhân vật không phù hợp, nhiều tình tiết quá vô lý khó chấp nhận.
Rõ ràng, nếu chỉ đầu tư hút mắt, bắt tai khán giả với sự xuất hiện của các hotboy, hotgirl “bình hoa di động”, không biểu lộ cảm xúc thì chỉ càng khiến khán giả mất hứng hơn mà thôi.
Bối cảnh của trường lớp trên phim ảnh ngày nay cũng quá sang trọng, nhân vật hầu hết đều là con nhà giàu có lại càng khiến phim Việt đề tài học đường trở nên xa lạ.
Thế giới học đường của Tuổi thanh xuân đẹp nhưng xa lạ.
Nhìn lại một thời của Xin hãy tin em, Phía trước là bầu trời, Chạm tay vào nỗi nhớ… mới thấy dường như những câu chuyện xóm trọ, giảng đường đã rất xa.
Phim truyền hình đề tài học đường hiện vẫn là khoảng trống lớn của phim Việt giờ Vàng và trong tương lai gần, nó vẫn là bài toán khó cần được các đơn vị sản xuất chung tay giải quyết.