Lý do lỗ đen vũ trụ nhanh chóng được hình thành với kích thước khổng lồ

An Dương |

Lỗ đen là vật thể bí ẩn trong vũ trụ, nhưng tại sao nó lại được hình thành với khối lượng khổng lồ rất nhanh chóng?

Các nhà thiên văn học ở Đại học Leicester đã quan sát lỗ đen khổng lồ ở trung tâm thiên hà PG211+143 cách xa Trái đất hàng tỷ năm ánh sáng.

Trong quá trình phân tích dữ liệu rentgen, các nhà khoa học thấy rằng, lỗ đen hút khí với vận tốc khủng khiếp, bằng 1/3 vận tốc ánh sáng (khoảng 100.000 km/s). Đây là lần đầu tiên các nhà thiên văn học phát hiện ra hiện tượng này. Nghiên cứu cũng giải thích, tại sao các lỗ đen hình thành trong giai đoạn vũ trụ non trẻ nhanh chóng có được khối lượng khổng lồ.

Lý do lỗ đen vũ trụ nhanh chóng được hình thành với kích thước khổng lồ - Ảnh 1.

Hình ảnh hố đen khổng lồ đang hút vật thể xung quanh chúng

Theo Japan Times, các nhà thiên văn học tìm ra dấu hiệu của 12 hố đen sau khi quan sát ảnh chụp tia X. Tuy nhiên, vì hầu hết hố đen không thể được xác định qua cách này, nhóm nghiên cứu tính toán rằng có thể có tới hàng nghìn hố đen trong trung tâm vũ trụ. Con số có thể lên tới 10.000 hoặc nhiều hơn.

Trong nhiều thập niên, các nhà khoa học đưa ra lý thuyết rằng nhiều hố đen tồn tại xung quanh trung tâm vũ trụ. Đó là những ngôi sao khổng lồ đã sụp đổ, nơi lực hấp dẫn mạnh tới mức ánh sáng không thể lọt qua. Nhưng họ vẫn chưa tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào trong dải ngân hà cho đến thời gian gần đây.

"Có rất nhiều hiện tượng đang xảy ra ở đó", nhà vật lý thiên văn Chuck Hailey, tác giả nghiên cứu, cho biết. "Trung tâm vũ trụ là một nơi kỳ lạ. Đó là lý do tại sao mọi người thích nghiên cứu về nó".

Những hố đen mới được phát hiện nằm cách hố đen khổng lồ 30,9 nghìn tỷ km tại trung tâm. Do vậy, vẫn còn nhiều khoảng trống và khí giữa các hố đen đó. Nhưng theo ông Hailey, với khoảng cách tương đương, xung quanh Trái Đất không có một lỗ đen nào. Trái Đất nằm trong nhánh Orion, cách trung tâm vũ trụ 3.000 năm ánh sáng, tương đương 9,5 nghìn tỷ km.

Nhà thiên văn Avi Loeb, thuộc Đại học Harvard, khen ngợi kết quả nghiên cứu thú vị nhưng không thực sự xác nhận được những gì các nhà khoa học mong đợi.

Những hố đen mới phát hiện được chỉ gấp 10 lần khối lượng Mặt trời, trong khi hố đen khổng lồ ở trung tâm có khối lượng bằng 4 triệu mặt trời. Đồng thời, những hố đen đó thuộc hệ sao đôi, tức là một hố đen đi kèm với một ngôi sao. 

Những tia X mà nhóm nghiên cứu quan sát được là do chúng tỏa ra lượng tia X lớn khi lớp ngoài của ngôi sao bị hút vào hố đen.

Khi các nhà thiên văn xem xét kĩ hệ thống hố đen đôi, họ có thể tính được tỷ lệ giữa những gì nhìn thấy được và những vật thể quá mờ nhạt để thấy từ xa. Sử dụng tỷ lệ đó, số liệu 12 hố đen thu được từ nghiên cứu thực chất có thể lên tới 300-500 vì hố đen đôi chỉ chiếm 5% số lượng hố đen tồn tại trong vũ trụ.

Ông Hailey giải thích khối lượng của hố đen thường khiến chúng bị kéo về trung tâm. Nơi này là một "điểm nóng" với nhiều bụi và khí, điều kiện hoàn hảo cho sự hình thành hố đen. Theo ông, trung tâm vũ trụ "giống như một nông trại nhỏ nơi bạn có đủ mọi điều kiện thích hợp để sản xuất một số lượng hố đen lớn hình thành".

Tổng hợp

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại