Một số nghiên cứu về tâm lý học đã chỉ ra rằng hành động, tính cách và cách giáo dục của người cha có tác động lớn đến nhân cách, tình cảm, phẩm chất, học tập và ý thức của trẻ. Cách sống, sự giáo dục của người cha sẽ quyết định tương lai của đứa trẻ sau này.
Đáng tiếc là nhiều ông bố không ra được mức độ nghiêm trọng của vấn đề này mà luôn coi việc dạy dỗ, chăm sóc con cái là điều mà các bà mẹ nên quan tâm hơn. Đặc biệt, có 2 hành vi mà nhiều ông bố mắc phải khiến con cái trở nên tự ti, mặc cảm mà họ không hề hay biết.
1. Lớn tiếng với con
Chúng ta không thể đảm bảo rằng chúng ta có thể hòa hợp với mọi người trong bất cứ hoàn cảnh nào, nhưng hãy cố gắng bày tỏ suy nghĩ, quan điểm và giải quyết các vấn đề qua cách giao tiếp nhẹ nhàng, không lớn tiếng.
Tuy nhiên, nhiều ông bố thường không kiên nhẫn trong việc nói chuyện với con. Họ luôn đặt mình ở thế “thượng phong”. Dường như trong quan điểm của những người bố này, thân phận của họ là chủ gia đình, và họ cần được các thành viên khác trong gia đình phải nghe theo trong mọi lúc. Họ thường lớn tiếng khi giao tiếp với con trong những lần khó kiểm soát được cảm xúc nóng giận.
Trong việc dạy con, nhiều ông bố luôn đặt cái tôi cao và đưa ra một số yêu cầu mà con họ không muốn thực hiện. Con của họ khó có cơ hội thỏa hiệp và phải thực hiện những điều mà bố đưa ra. Khi con gặp phải những vấn đề và rắc rối trong quá trình lớn lên, điều đầu tiên mà nhiều ông bố nghĩ đến không phải là an ủi và hướng dẫn, mà là giảng giải cho trẻ nghe và muốn trẻ phải lắng nghe, hiểu và làm theo những gì mình nói.
Ảnh minh họa.
Sự ổn định về cảm xúc của người cha là nền tảng của một gia đình ấm áp và hòa thuận. Điều này sẽ mang lại cảm giác an toàn cho trẻ. Việc không lắng nghe và thường to tiếng với con sẽ kéo dài khoảng cách giữa cha và con. Hành vi này sẽ hạn chế sự tự tin và mong muốn thể hiện của trẻ, lâu dần sẽ trở thành tự ti, mặc cảm và thu mình.
Nhà tâm lý học Benjamin tin rằng một cá nhân chắc chắn sẽ trải qua sự bối rối và lo lắng trong quá trình trưởng thành. Trẻ khó có thể phán xét đúng sai của sự việc, hay tìm ra giải pháp hoàn hảo nhất mỗi khi gặp rắc rối. Lúc này, cha mẹ cần tích cực giao tiếp với con, động viên và hướng dẫn, giúp trẻ hình thành quan niệm sống đúng đắn.
Sự cứng nhắc, bảo thủ và thường lớn tiếng của người bố sẽ khiến con không muốn giao tiếp, tâm sự với bố nhiều hơn. Và việc một đứa trẻ ít chia sẻ với bố mẹ và cảm thấy không được lắng nghe sẽ khiến trẻ cảm thấy tự ti, rụt rè và luôn loay hoay trong những vấn đề rắc rối vì không được cha mẹ giải đáp, động viên.
2. Áp đặt, gạt bỏ suy nghĩ, ý kiến của con
Chúng ta có thuộc tính xã hội rất mạnh, ngay cả những đứa trẻ vừa mới tiếp thu ý thức cá nhân cũng sẽ có suy nghĩ quan tâm đến ý kiến, cái nhìn của người khác với mình. Nhiều người cha vẫn bị ảnh hưởng khuôn mẫu về quyền lực, thường bắt con cái phải nghe lời, sẵn sàng gạt đi ý kiến nếu đó là những điều họ cho rằng không phù hợp.
Trong quá trình giao tiếp với trẻ, nhiều ông bố luôn thuật lại những kinh nghiệm và quan điểm của mình một cách tự tin như một người từng trải, và đã nhiều lần bác bỏ những ý kiến non nớt của trẻ. Đôi khi họ sẽ buộc trẻ phải hoàn thành nhiệm vụ theo tiêu chuẩn của người lớn, và ít khi chủ động khen ngợi sự cố gắng, trưởng thành của trẻ.
Ảnh minh họa.
Những đứa trẻ lớn lên trong môi trường này dễ bị thiếu tự tin, không biết làm thế nào để hiểu rõ bản thân, không có chính kiến và thậm chí không biết suy nghĩ, hành vi của mình liệu có đúng đắn hay không. Họ chỉ có thể nhận được những lời nhận xét cha mình, và ngay cả khi họ đủ tốt, họ vẫn được yêu cầu làm tốt hơn.
Những đứa trẻ như vậy sẽ gặp nhiều khó khăn trên con đường nhận thức đúng đắn về bản thân. Khi trưởng thành, chúng luôn mong muốn sự chú ý của thế giới bên ngoài, dường như chỉ khi được người khác đánh giá, chúng mới có nhận thức về bản thân và có thể hành động.
3. Lời nhắn
Chúng ta có thể đã từng nghe câu chuyện 3 lần chuyển nhà của Mạnh Mẫu để cho con trai mình được sống, học tập trong ngôi trường và môi trường giáo dục tốt nhất. Thấy môi trường sống xung quanh ảnh hưởng không tốt đến con trai, bà lại chuyển nhà cho đến khi tìm được nơi thích hợp để con phát triển. Chính vì điều này đã góp phần giúp con trai bà Mạnh Tử trở thành một triết gia lẫy lừng thiên hạ.
Để một đứa trẻ lớn lên, trưởng thành không chỉ cần có sự hướng dẫn và chăm sóc đúng đắn của cha mẹ mà còn phụ thuộc vào môi trường sống xung quanh. Trẻ cần được sống trong môi trường lành mạnh, tránh một số hành vi và thói quen xấu trong quá trình lớn lên.
Ảnh minh họa.
Đặc biệt là người cha có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục con cái. Nếu bạn muốn trở thành một người cha tốt, để con cái có một tuổi thơ hạnh phúc và tự do hơn, đồng thời tạo dựng hình ảnh đẹp đẽ về bạn trong lòng chúng, bạn nên từ bỏ những quan niệm lạc hậu và hãy giao tiếp, lắng nghe con cái một cách bình đẳng. Ví dụ, đồng hành, chia sẻ cùng con như một “người bạn lớn tuổi”…
Các ông bố luôn là những người vĩ đại trong mắt con cái. Chúng ta không cần lo lắng về hình ảnh và địa vị của mình trong lòng con, chỉ cần làm một người cha tốt, chăm sóc con cái bằng tình yêu thương và sự chân thành, để con cảm nhận được sự tin tưởng và ủng hộ của cha mẹ, đây chính là sự giáo dục hạnh phúc nhất.
Trên thực tế, những đứa trẻ được lớn lên trong một môi trường đầy yêu thương, luôn được lắng nghe và chia sẻ sẽ rất hạnh phúc, tự tin và trở nên thành công trong tương lai. Ngược lại, nếu tuổi thơ của trẻ gắn liền với sự áp đặt, to tiếng và thiếu chia sẻ, trẻ sẽ rất tự ti, mặc cảm.
Theo Toutiao