Lý do chiến đấu cơ Nga thường "bự con" hơn của Mỹ: Quyết định mang tính sống còn!

Bảo Lam |

Để duy trì sức mạnh không quân, người Nga quyết định tập trung vào việc phát triển các dòng chiến đấu cơ hạng nặng. Trong khi đó, đối thủ của họ là Mỹ lại chọn hướng đi ngược lại.

Các nhà hoạch định quốc phòng Liên Xô hay Nga sau này cho rằng, các căn cứ không quân ngày càng dễ tổn thương trước các cuộc tấn công bằng vũ khí dẫn đường như tên lửa hành trình. Trong khi đó, việc duy trì ưu thế trên không là yếu tố sống đối với Không quân Nga trong môi trường chiến tranh hiện đại.

Và để duy trì lợi thế này chiến đấu cơ được không quân nước trong đó có Nga sử dụng như những "nắm đấm thép" trên không.

Như vậy, trong một cuộc chiến tranh thông thường, trọng tâm sẽ được đặt vào việc loại khỏi vòng chiến càng nhiều chiến đấu cơ của đối phương càng tốt ngay trong những "giờ đầu" của cuộc xung đột. Bản thân lịch sử các cuộc xung đột trên toàn thế giới trong cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 đã cho thấy rõ điều này.

Việc phải hoạt động trong các căn cứ cố định dễ biến một phi đội chiến đấu cơ của Nga trở thành các mục tiêu của tên lửa hành trình của một quốc gia thù địch nào đó, bởi phần lớn các căn cứ này đều trong tầm ngắm của lực lượng tình báo đối phương.

Còn những cỗ máy chiến đấu đắt tiền như Su-27, Su-30, Su-35 hay cả Su-57 cực kỳ dễ tổn thương trước những cuộc tấn công bằng tên lửa.

Lý do chiến đấu cơ Nga thường bự con hơn của Mỹ: Quyết định mang tính sống còn! - Ảnh 2.

Dù cùng là tiêm kích hạng nặng như F-15E của Mỹ vẫn còn phần "nhỏ con" hơn Su-30MKI do Nga chế tạo. Ảnh: Airliners.

Để giảm nhẹ phần nào những thiệt hại của các đòn tấn công này, Không quân Nga từ lâu đã tập trung vào việc xây dựng cho mình các phi đội tiêm kích có tầm tác chiến xa so với phương Tây. Điều này, cho phép Moscow đặt các căn cứ không quân nằm ngoài tầm bắn của các loại tên lửa hành trình thông thường.

Ngoài ra, đây cũng là cách giúp lực lượng phòng không Nga có thể thêm thời gian để phản ứng và đánh chặn các mối đe dọa trước khi chúng kịp bay tới mục tiêu.

Chỉ cần biết trước vụ tấn công sẽ diễn ra trong 30 phút tới, các phi công Nga vẫn có đủ thời gian đưa những chiến đấu cơ của mình lên không để giảm thiểu thiệt hại.

Thông thường, để tăng tầm bay của một chiếc máy bay, thì nó phải được thiết kế để mang theo nhiều nhiên liệu mà để làm được điều này thì máy bay phải lớn. Kết quả là Nga quyết định chú trọng vào việc mua sắm những máy bay tiêm kích hạng nặng. Một ưu điểm của mẫu chiến đấu cơ này là chúng có thể mang theo nhiều vũ khí hơn và đa năng hơn.

Ngoài ra, những chiến đấu cơ sử dụng động cơ đẩy lơn sẽ tạo ra nhiều điện năng hơn, giúp chúng có thể vận hành các radar mạnh hơn cùng với những thiết bị cảm biến khác. Tuy nhiên, các máy bay cỡ lớn hơn sẽ có giá thành cao hơn.

Chính vì điều này mà Mỹ đã quyết định tập trung phát triển cỡ nhỏ để có thể mua sắm chúng với số lượng lớn hơn như F-16, F/A-18 và F-35.

Lý do chiến đấu cơ Nga thường bự con hơn của Mỹ: Quyết định mang tính sống còn! - Ảnh 4.

Dù cùng là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 sử dụng hai động cơ nhưng Sukhoi Su-57 của Nga lại có kích thước to hơn hẳn so với F-22 Raptor của Mỹ. Ảnh: srbin.info.

Thế nhưng, giới quân sự Nga đã phát hiện ra rằng, các tiêm kích hạng nhẹ như MiG-29, không hề rẻ hơn những tiêm kích hạng nặng như Su-27. Và để bù đắp cho những rủi ro có thể xảy ra trên chiến trường, người Nga quyết định tập trung phát triển các chiến đấu cơ "to" hơn của Mỹ.

Không quân Nga thử nghiệm tên lửa siêu thanh 'Kinzhal' trên tiêm kích đánh chặn MiG-31K.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại