Phóng viên quân sự Semyon Pegov của Kênh 1 truyền hình Nga đã đưa ra thông tin chi tiết về việc chiếc xe tăng Challenger 2 đầu tiên của Anh bị phá hủy gần Rabotino, trên mặt trận Zaporozhye.
Hóa ra ban đầu cỗ chiến xa này đã bị pháo 152 mm D-20 chế tạo từ thời Liên Xô bắn trúng, và chỉ sau đó mới bị kết liễu bởi tên lửa chống tăng (ATGM) Kornet.
Theo phóng viên Semyon Pegov, chiếc Challenger 2 đã bị hạ gục bởi các binh sĩ của Trung đoàn pháo binh số 71, thuộc Sư đoàn 42 của Quân đoàn 58.
Viên đạn 152 mm mặc dù chỉ làm đứt xích của xe tăng nhưng đã khiến nó bất động. Và tiếp theo, chiếc MBT này đã bị lính dù sử dụng tên lửa chống tăng phá hủy.
Cần lưu ý rằng chiến công trong chiến tranh là vấn đề của tập thể, và ở đây các sĩ quan trinh sát trên không, lính pháo binh và lính dù đã phối hợp làm tốt vai trò của họ.
Xe tăng Challenger 2 đã bị pháo D-20 152 mm bắn đứt xích, khiến nó trở thành chiếc bia của tên lửa Kornet.
Phóng viên Semyon Pegov cũng nói thêm rằng hiện tại Lực lượng vũ trang đang cố gắng sơ tán chiếc Challenger 2 này.
"Chúng tôi đã gọi cho những người ở tiền tuyến. Họ nói rằng hiện tại Quân đội Ukraine đang cố gắng đưa chiếc xe tăng này ra khỏi chiến trường khi nó đang ở 'vùng xám', gần với vị trí mà binh sĩ Kyiv kiểm soát hơn", nhà báo cho biết.
Đối với vũ khí được đề cập, quá trình phát triển kéo pháo D-20 được Liên Xô tiến hành ngay sau Thế chiến thứ hai nhằm thay thế pháo lựu pháo 152 mm ML-20 model 1937 đã quá lạc hậu.
Sau khi hoàn thành thử nghiệm, việc sản xuất hàng loạt pháo D-20 bắt đầu vào năm 1953. Vũ khí này có tốc độ bắn cao nhất là 5 - 6 phát/phút.
Phạm vi phá hủy mục tiêu lên tới 17 km, tối đa là 24 km khi sử dụng đạn tăng tầm.
Lựu pháo D-20 cỡ 152 mm được Quân đội Nga sử dụng trên chiến trường.