Kiên trì sỏi sẽ tiêu
Lương Y Vũ Quốc Trung cho biết bệnh sỏi thận là một hiện tượng chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi.
Sỏi được tạo ra do nhiều nguyên nhân và thường do sự phối hợp của nhiều nguyên nhân như uống ít nước, ăn uống nhiều canxi, rối loạn chuyển hóa, di truyền... Hơn 90% sỏi được cấu tạo bởi canxi hoặc magiê, phối hợp với oxalat, phosphat và urat.
Trong y học cổ truyền gọi sỏi tiết niệu là sa lâm, thạch lâm hoặc cát lâm. Người ta lý giải rằng thận có 2 loại: Thận âm chủ huyết và thận dương chủ khí. Nếu thận khí đầy đủ thì nước từ thận thủy xuống bàng quang mới được khí hoá mà bài tiết ra ngoài được dễ dàng.
Nếu thận khí hư thì không khí hoá bàng quang được, thấp ngưng trệ ở hạ tiêu, hoả đốt tân dịch (thuỷ thấp) làm cho các tạp chất nước tiểu kết thành sỏi (sa hoặc thạch). Sỏi làm thương tổn huyết lạc gây đái ra máu, sỏi đọng lại bàng quang và thận làm khí trệ mà gây đau.
Chữa sỏi thận bằng đông y không quá khó
Lương Y Vũ Quốc Trung cho rằng bệnh sỏi thận hoàn toàn chữa được bằng đông y. Lương y Trung cho biết ông đã điều trị cho hàng trăm bệnh nhân khỏi sỏi thận không cần mổ. Trong đông y các bài thuốc dựa theo từng chứng bệnh.
Thứ nhất: Thể thấp nhiệt với biểu hiện tiểu ra máu kèm theo đau quặn bụng, tiểu tiện nhiều lần, đái buốt, miệng đắng, họng khô, đau bụng tức trướng, chất lưỡi đỏ, rêu vàng nhớ, mạch huyền hoạt thì sử dụng pháp điều trị là thanh nhiệt lợi thấp, thông lâm bài thạch.
Bài 1: Bát chính tán gồm: mộc thông 09 g, biển xúc 12 g, hoạt thạch 15 g, sơn chi 12 g, kim tiền thảo 30 g, kê nội kim 09 g, tiên hạc thảo 15 g, xa tiền tử 15 g, cù mạch 12 g, đại hoàng 6 g (cho vào sau), cam thảo 06 g, hải kim sa 15 g, hoè hoa 09 g.
Bài 2: Kim tiền thảo 40 g, xa tiền tử 20 g, trạch tả 20g, kê nội kim 08g, tỳ giải 20g, uất kim 12 g, ngưu tất 12 g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Bài 3: Sinh địa 16 g, đạm trúc diệp 16 g, mộc thông 08 g, cam thảo sao cháy 08 g, kim tiền thảo 40 g, xa tiền tử 20 g, kê nội kim 8 ga nếu đái ra máu thêm cỏ nhọ nồi 16 g, tiểu kế 12 g, đau nhiều thêm ô dược 08g, diện hồ sách 08 g, uất kim 08 g.
Thứ hai: Trường hợp sỏi tiết niệu thể can uất khí trệ với triệu chứng đi tiểu ra máu, đái buốt, ấn vào vùng thận đau, ngực sườn đầu trướng, chất lưỡi tối hoặc có ban ứ huyết, mạch huyền sáp. Trường hợp này lương y Trung sẽ kê đơn thuốc điều trị hoạt huyết lý trí, thông lâm bài thạch.
Bài thuốc 1: Đào hồng tử vật thang
Đào nhân 12 g, xuyên khung 09 g, ngưa tất 09 g, hoạt thạch 15 g, kê nội kim 09 g, mộc thông 09 g, trạch tả 09 g, ô dược 09 g, hồng hoa 12g, dương quy vĩ 12g, kiêm tiền thảo 30 g, hải kim sa 15 g, đông quỷ tử 12 g, xuyên luyện tử 09 g
Bài thuốc 2: Kim tiền thảo 40 g, xa tiền tử 20 g, đào nhân 08 g, uất kim 08 g, ngưu tất 12 g, chỉ xác 08 g, đại phúc bi 08 g, kê nội kim 08 g, ý dĩ 16 g.
Thứ ba: Thể thận âm hư với chứng tiểu ra máu không ngừng, bụng dưới trướng, đầu vàng tai ù, triều nhiệt, ra mồ hôi trộm, rêu lưỡi ít, mạch tế sắc, theo lương y Trung trường hợp này sẽ sử dụng phương pháp tư âm giáng hoả, thong lâm bài thạch.
Bài thuốc có tên bổ thận bài thạch thang bao gồm tri mẫu 12 g, thục địa 12 g, trạch tả 12 g, kê nội kim 09 g, mộc thông 09 g, cam thảo 06 g, đương quy 12 g, hoàng bá 12 g, sơn thù 06 g, kim tiền thảo 30 g, hải kim sa 15 g, xa tiền tử 15 g, hoàng kỳ 15 g.
3 siêu thuốc
Theo Lương y Trung các bài thuốc trên có ba vị chủ trị để tiêu sỏi đó là kim tiền thảo, hải sa kim và kim nội kê còn các vị khác chỉ là gia giảm trong trường hợp sỏi thận cần đi tiểu nhiều thì có các vị thanh nhiệt, làm mát, lợi tiểu cho người bệnh. Để "phá sỏi" đông y gọi là bài thạch thì chủ yếu ba vị trên.
Lương y Vũ Quốc Trung nói về tác dụng từng vị thuốc
Nói về tác dụng của từng vị, theo lương y Trung kim tiền thảo có tên là mắt trâu, đồng tiền lông, vảy rồng, mắt rồng, vị hơi mặn, tính bình, quy vào kinh can, đởm, thận, có tác dụng lợi thủy thông lâm.
Trong cây kim tiền thảo có chứa hoạt chất soyasaponin I đã được chứng minh có tác dụng ức chế sự hình thành sỏi calci axalat ở thận. Cao kim tiền thảo thí nghiệm trên động vật có tác dụng ức chế sự hình thành sỏi calci axalat ở thận do thành phần polysacchorid chứa trong cao có tác dụng này và đồng thời làm tăng lượng bài tiết nước tiểu.
Do đó, kim tiền thảo thường được sử dụng để chữa viêm thận phù thũng, bí tiểu tiện, sỏi thận (bào mòn viên sỏi, bài tiết sỏi ra ngoài), chữa sỏi đường dẫn mật, hoàng đản, nhiễm trùng.
Kim nội kê chính là cái màng màu vàng của mề gà. Sở dĩ nó có tác dụng tiêu sỏi là vì khi gà ăn sỏi, đá vẫn tiêu hoá được do tác dụng tiêu sỏi của nó nên các lương y đã sử dụng nó để tiêu sỏi cho người bị sỏi tiết niệu.
Lương y Trung giải thích y học cổ truyền, kê nội kim có vị ngọt, tính bình, vào kinh tỳ, vị, tiểu trường và bàng quang. Có tác dụng tiêu thức ăn, kiện tỳ, chữa các bệnh rối loạn tiêu hóa, biếng ăn, ăn không tiêu, bụng đầy trướng, đại tiện lỏng, viêm dạ dày, ruột...
Khi mổ gà, người ta thường mổ mề gà, bóc lấy lớp màng bên trong rồi rửa sạch phơi khô làm thuốc. Loại màng tốt có màu vàng nâu, trên mặt có nhiều vết nhăn dọc, rất giòn, dễ vỡ vụn, vết bẻ có cạnh bóng. Sau đó đem phơi khô hoặc sấy khô để sử dụng dần cũng được.
Hải sa kim hay còn gọi là cây "bòng bong", "dương vong", "thạch vĩ dây" ... Đông y gọi là "hải kim sa" vì cây này có rất nhiều bào tử (nhiều như biển – hải) lóng lánh như những hạt cát vàng (kim sa). Hải sa kim có vị ngọt, tính hàn chủ trị vào kinh bàng quang và tiểu trường với công dụng tả thấp nhiệt ở bàng quang, tiểu trường và phần huyết, thông lâm, lợi thấp dùng trong các trường hợp tiểu ra mủ, tiểu buốt, sỏi đường tiểu.