Lương dưới 30 triệu nhưng vợ chồng mua được 2 mảnh đất, 3 cây vàng: Bí quyết nằm ở bảng chi tiêu cực đỉnh

Nguyệt |

Vợ chồng có nhiều tài sản tích luỹ sau vài năm kết hôn.

Mới đây, trong một hội nhóm chia sẻ về quản lý tài chính và đầu tư, cách chi tiêu của gia đình sống ở Bình Dương và làm việc tại TP.HCM, đã nhận được nhiều quan tâm từ cư dân mạng.

Cụ thể, gia đình cô có 3 người (2 vợ chồng và 1 con nhỏ), nhận tổng lương là 28 triệu/tháng. Sau vài năm cưới nhau, họ đã có 2 miếng đất, 1 miếng giá 400 triệu, 1 miếng giá 700 triệu. Đồng thời họ còn có 3 cây vàng và khoảng 100 triệu tiền mặt.

Đáng nể hơn là cách tiết kiệm hàng tháng của gia đình này. Với tổng lương 28 triệu/tháng, họ chỉ dành khoảng 15 triệu cho chi phí sinh hoạt, còn lại sẽ dùng để mua 1 chỉ vàng, đầu tư khác và tuỳ tháng còn gửi tiết kiệm 5-7 triệu.

Dưới đây là cách gia đình chỉ tiêu 15 triệu/tháng cho chi phí sinh hoạt:

- Tiền ăn uống: 3 triệu.

Cô nói thêm, tiền ăn uống chỉ là chi phí dành cho nấu nướng tại nhà. Nếu có nhu cầu ăn ngoài thì sẽ tính chi phí vào tiêu dùng cá nhân hoặc khoản phát sinh.

- Tiền nhà ở: 3 triệu.

- Tiền mua sữa, bánh kẹo, đồ dùng cho con: 3 triệu.

- Tiền mua đồ dùng gia đình: 1 triệu.

- Tiền tiêu dùng cá nhân của vợ chồng: 3 triệu.

- Tiền phát sinh và hiếu hỉ: 2 triệu.

Lương dưới 30 triệu nhưng vợ chồng mua được 2 mảnh đất, 3 cây vàng: Bí quyết nằm ở bảng chi tiêu cực đỉnh- Ảnh 1.

Cặp đôi này có 2 mảnh đất, 3 cây vàng và 100 triệu tiền mặt (Ảnh minh hoạ)

Chỉ tiêu 15 triệu/tháng cho gia đình 3 người là con số khiêm tốn. Để đạt được mức chi tiêu tiết kiệm này thì gia đình cô nàng có một số mẹo như sau:

- Khi mua bán thì săn sale hoặc đi chợ tìm những cô/chú bán đồ ở quê.

- Khi muốn mua đồ dùng gia đình, hãy hỏi bản thân có thật sự cần thiết mua hay không trước khi xuống tiền. Hoặc họ xem lại những vật dụng trong nhà có đảm bảo được mục đích sử dụng hay không, nếu có thì cần tận dụng.

- Về quần áo, cô chỉ mua những trang phục có tone màu cơ bản, trung tính và hàng chất lượng. Điều này giúp họ dễ phối đồ, không sợ quần áo bị lỗi thời và có độ bền cao. Cách mua sắm này cũng tiết kiệm được thời gian trong khâu lựa chọn và mua đồ.

- Riêng quần áo cho bé, gia đình họ chỉ mua 4-5 bộ theo mùa, 1 năm mua 3-4 lần. "Do bé con sẽ thay đổi size liên tục mà. Mua nhiều chưa kịp dùng hết đã ngắn rồi", cô nói thêm.

- Về khoản ăn uống, cô thường xuyên đi chợ đầu mối để mua giá rẻ. Bên cạnh đó, cô cũng tìm được một số địa điểm bán lẻ, có mức giá rẻ như mua hàng trực tiếp ở nơi bán buôn.

"Như mọi người mua cả thùng nước giặt booster hay cả thùng dầu hạt cải Nhật mới được giá ưu đãi. Thì mình mua 1 túi, 1 chai cũng bằng giá buôn. Xúc xích hay pho mai, lạp sườn đá, sữa giá cũng mềm, hàng chất lượng còn rẻ hơn mua ở sàn thương mại điện tử", cô cho hay.

Bên cạnh đó, cô còn một mẹo tiết kiệm trong khoản ăn uống là mua đồ ăn theo tuần, trừ rau thì mua hàng ngày để không lo rau bị hỏng.

Bên dưới bài đăng, nhiều người đã dành lời khen cho cách chi tiêu tiết kiệm của gia đình này:

- Bạn chi tiêu giỏi quá. Thế này bảo sao mua được đất, còn dư tiền mua vàng nữa.

- Ui ngưỡng mộ quá. Lương nhà bạn này chưa được 30 triệu mà tiết kiệm được nhiều quá ạ.

- Vén khéo thật. Mình ở quê, gồm 2 vợ chồng và 1 con nhỏ mà tiền ăn và hoa quả là 7 củ mỗi tháng rồi.

- Quá giỏi! Lương vậy mà vợ chồng tiết kiệm mua được 2 miếng đất rồi đầu tư còn mua vàng được nữa.

- Chi tiêu khéo như này, kết hợp với gia tăng thêm thu nhập là sớm mua được nhà thôi.

Lương dưới 30 triệu nhưng vợ chồng mua được 2 mảnh đất, 3 cây vàng: Bí quyết nằm ở bảng chi tiêu cực đỉnh- Ảnh 2.

Cặp đôi này chỉ tiêu 15 triệu/tháng cho gia đình 3 người (Ảnh minh hoạ)

Mẹo tiết kiệm hiệu quả dành cho vợ chồng

Từ cặp đôi trên, có thể thấy nhờ nỗ lực tiết kiệm mà dù không có mức lương quá cao song họ đã sớm sở hữu nhiều tài sản có giá trị cho riêng mình. Ngoài việc chăm chỉ cày cuốc thì khó còn cách nào để vợ chồng gia tăng quỹ tiết kiệm mà không sống cần kiệm.

Dưới đây là một số mẹo để bạn bắt đầu sống tiết kiệm và đạt được mức tăng trưởng tài sản một cách hiệu quả.

1/ Phân biệt nhu cầu mua sắm "muốn" hay "cần"

Nhiều giao dịch mua thực chất chỉ nhằm thoả mãn cái "muốn" của bạn, chẳng hạn như mua quần áo hàng hiệu, uống cafe và trà sữa hàng ngày.... Đây là những khoản chi không cần thiết trong cuộc sống hàng ngày và có thể cắt giảm nếu bạn muốn tiêu tiền đúng cách hơn.

Bạn nên giảm bớt số tiền cho cho nhu cầu "muốn", để dồn tiền cho nhu cầu "cần" - những khoản chi cần thiết như đóng tiền nhà, đóng tiền học cho con, hoặc gia tăng quỹ tiết kiệm và đầu tư.

2. So sánh mức tiêu dùng của bản thân với người khác

So sánh mình với người khác, dù trên phương diện nào đi chăng nữa, cũng là một hành vi gây tốn thời gian, sức lực một cách vô nghĩa.

Chúng ta thường cảm thấy mình bị "tụt hậu" khi thấy bản thân không mua những món đồ đang hot trên mạng; không tham gia, không thử nghiệm những dịch vụ, sản phẩm mới mà cả ngàn người đang hào hứng chạy theo. Kết quả, chúng ta không những không hạnh phúc hơn, mà còn sa sút tinh thần vì rơi vào vòng xoáy tự phán xét, tự chì chiết bản thân.

Việc tiêu dùng, mua sắm hay tiết kiệm, dành dụm, chỉ cần bản thân mình thấy phù hợp, thiết thực và có ý nghĩa là đủ. Người khác sống ra sao, tiêu tiền thế nào là việc của họ. Mỗi người một cuộc đời mà, nhìn cuộc đời người khác để sống cuộc đời của mình là điều tuyệt đối không nên, rất mù quáng!

3. Đừng bị cám rỗ bởi các ưu đãi

Nhiều sản phẩm trên thị trường đưa ra các chương trình giảm giá như "Giảm 40% cho sản phẩm thứ hai" hoặc "mua hai tặng một" để tăng lượng giao dịch của khách hàng.

Thông thường, với những ưu đãi về giá này, nhiều người sẽ bị ảnh hưởng và quyết định mua nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu món hàng bạn mua về không sử dụng hết hoặc không phù hợp để sử dụng sẽ gây lãng phí và rắc rối hơn là ảnh hưởng đến kế hoạch tiết kiệm tiền của gia đình.


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại