Lúc nào không nên ăn táo tàu?

Bối Lạc (theo Sohu)/ Ảnh: Weibo |

Loại quả khô dùng phổ biến trong đời sống hàng ngày được nhiều người yêu thích, nhưng không phải ai cũng nên ăn.

Táo tàu có tác dụng bổ máu và có vị ngọt tự nhiên nên có thể làm nguyên liệu hầm canh, pha trà… nhưng không phải có thể tuỳ tiện sử dụng. 

Phụ nữ đang trong giai đoạn kinh nguyệt có cảm giác người hơi sưng phù, trữ nước. Đây là giai đoạn không thích hợp để ăn táo tàu. Vì loại quả này có vị ngọt nên được yêu thích nhưng ăn nhiều dễ làm tình trạng phù nề nghiêm trọng hơn. Ngoài ra trong thời gian này ăn táo tàu nhiều sẽ khiến chất bổ dư thừa, gây nóng bên trong ảnh hưởng đến tâm lý nữ giới, dẫn đến tình trạng bứt rứt, dễ nóng giận. 

Táo tàu có vị ngọt tự nhiên rất cao nên người mắc bệnh tiểu đường cũng không nên ăn. 

Người bắt đầu có dấu hiện cảm lạnh, cũng không nên ăn táo tàu. Loại quả này có thể kéo dài thời gian khỏi bệnh.

Trẻ em cũng không nên ăn nhiều táo tàu vì dễ mắc chứng khó tiêu, gây rối loạn tiêu hoá, giảm cảm giác thèm ăn dẫn đến thiếu chất. Chất đường trong táo tàu quá nhiều dễ gây sâu răng.

Táo tàu cũng không được khuyến khích dùng cho người đang bị ho, nhất là ho có đờm vì lượng đường dễ khiến đờm nhiều hơn, khiến cơn ho của người bệnh càng thêm nặng. 

Lúc nào không nên ăn táo tàu?- Ảnh 1.

Táo tàu nấu với cơm tạo vị ngọt thơm được nhiều người yêu thích

Một số người thích ăn táo tàu sống, không qua chế biến nhưng không phải ai cũng thích hợp. Có nhiều người cảm giác đầy bụng, thậm chí bị tiêu chảy sau khi ăn. Họ chỉ nên dùng táo tàu sau khi đã nấu chín, hoặc ủ trong nước sôi. 

Cách dùng táo tàu an toàn nhất là cắt thành miếng nhỏ, nấu cùng gạo làm thành cơm, cháo. Như vậy sẽ giảm được những tác dụng phụ, đồng thời bổ sung chất dinh dưỡng, thưởng thức được vị ngon của táo tàu mà không ảnh hưởng đến cơ thể. 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại