Lực lượng NATO hiện diện dày đặc sau cuộc đụng độ ở Kosovo

Minh Hạnh |

Lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế do Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) dẫn đầu tại Kosovo (KFOR) đã được triển khai dày đặc ở thị trấn Zvecan, nơi xảy ra các cuộc đụng độ vào đầu tuần.

Trước đó, hôm 1/6, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết khối này chuẩn bị đưa thêm binh sĩ tới Kosovo để dập tắt bạo lực. 700 binh sĩ tăng viện đầu tiên đã lên đường, bổ sung cho khoảng 4.000 binh sĩ đang làm nhiệm vụ ở Kosovo.

"NATO sẽ tiếp tục cảnh giác. Chúng tôi sẽ ở đó để đảm bảo một môi trường an toàn, đồng thời cũng để xoa dịu và giảm căng thẳng", ông nói với các phóng viên bên lề cuộc họp của các ngoại trưởng NATO ở Oslo (Na Uy).

Lực lượng NATO hiện diện dày đặc sau cuộc đụng độ ở Kosovo - Ảnh 1.

Binh sĩ KFOR ở Zvecan. Ảnh: Reuters

Lực lượng NATO hiện diện dày đặc sau cuộc đụng độ ở Kosovo - Ảnh 2.

Ảnh: AP

Lực lượng NATO hiện diện dày đặc sau cuộc đụng độ ở Kosovo - Ảnh 3.

Ảnh: AP

Lực lượng NATO hiện diện dày đặc sau cuộc đụng độ ở Kosovo - Ảnh 4.

Ảnh: EPA

Lực lượng NATO hiện diện dày đặc sau cuộc đụng độ ở Kosovo - Ảnh 5.

Lực lượng NATO ở Leposavic (Kosovo) hôm 1/6. Ảnh: Reuters

Lực lượng NATO hiện diện dày đặc sau cuộc đụng độ ở Kosovo - Ảnh 6.

Ảnh: Reuters

Lực lượng NATO hiện diện dày đặc sau cuộc đụng độ ở Kosovo - Ảnh 7.

Ảnh: Reuters

Lực lượng NATO hiện diện dày đặc sau cuộc đụng độ ở Kosovo - Ảnh 8.

Ảnh: Reuters

Lực lượng NATO hiện diện dày đặc sau cuộc đụng độ ở Kosovo - Ảnh 9.

Ảnh: Reuters

Cùng ngày, lãnh đạo Serbia và Kosovo đã tổ chức cuộc hội đàm ngắn trước sự chứng kiến của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Đức Olaf Scholz và người đứng đầu cơ quan đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) bên lề hội nghị thượng đỉnh ở Moldova.

Sau cuộc gặp Tổng thống Aleksandar Vucic của Serbia, bà Vjosa Osmani – lãnh đạo Kosovo cáo buộc ông Vucic “than vãn, phàn nàn và không nói sự thật”. Nhưng bà nói Kosovo có thể tổ chức các cuộc bầu cử mới ở phía bắc với sự tham gia của người gốc Serbia.

Lực lượng NATO hiện diện dày đặc sau cuộc đụng độ ở Kosovo - Ảnh 10.

Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic ở Moldova hôm 1/6. Ảnh: Reuters

Lực lượng NATO hiện diện dày đặc sau cuộc đụng độ ở Kosovo - Ảnh 11.

Bà Vjosa Osmani – lãnh đạo Kosovo (áo đen). Ảnh: Reuters

Bà Osmani cho biết "một giải pháp giảm leo thang đang ở rất gần" nhưng Belgrade cũng sẽ phải tôn trọng các cam kết mà họ đã đưa ra theo một thỏa thuận được ký kết vào tháng 3 để xoa dịu căng thẳng.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói rằng Paris và Berlin đã kêu gọi tổ chức các cuộc bầu cử mới ở bốn thành phố phía bắc Kosovo với sự tham gia của người Serbia "càng sớm càng tốt".

Hai nước cũng thúc giục Kosovo thực hiện cam kết thành lập một hiệp hội các thành phố tự trị của người Serbia, được coi là một cách để trao cho người Serbia ở phía Bắc nhiều quyền tự trị hơn.

Ông Vucic rời hội nghị thượng đỉnh ở Moldova mà không bình luận gì về cuộc gặp với bà Osmani.

Trước đó, hôm 29/5, những người biểu tình gốc Serbia ở Kosovo đã đối đầu với binh lính KFOR ở thị trấn Zvecan, nơi một thị trưởng người Albania mới được bổ nhiệm chuẩn bị nhậm chức sau một cuộc bầu cử bị đa số người gốc Serbia của thị trấn tẩy chay.

Khoảng 50 người biểu tình đã phải nhập viện vì bị thương. Trong khi số binh sĩ KFOR bị thương là 25 người, bao gồm 11 binh sĩ Ý.

Lực lượng NATO hiện diện dày đặc sau cuộc đụng độ ở Kosovo - Ảnh 12.

Kosovo nằm giữa Albania và Serbia. Ảnh: BBC

Căng thẳng ở phía Bắc Kosovo vẫn chưa được xoa dịu kể từ tháng 4, khi cộng đồng người Serbia trong khu vực tẩy chay các cuộc bầu cử do chính quyền sắc tộc Albania ở Pristina (Kosovo) hậu thuẫn.

Chính quyền Kosovo coi kết quả bầu cử - trong đó có bốn thị trưởng người gốc Albania giành chiến thắng là hợp pháp, mặc dù tỷ lệ cử tri đi bầu chưa đến 4%.

Kosovo là vùng lãnh thổ ly khai nằm ở phía Tây Nam Serbia, đơn phương tuyên bố độc lập vào năm 2008 với sự ủng hộ của Mỹ và nhiều đồng minh NATO. Kosovo trong lịch sử là một tỉnh của Serbia. Nhưng Serbia - cùng với nhiều chính phủ trên thế giới - không công nhận Kosovo là một quốc gia độc lập.

Cộng đồng người Albania chiếm hơn 90% dân số Kosovo, còn người gốc Serbia chỉ tập trung ở khu vực phía Bắc. Người Serbia ở miền Bắc Kosovo không chấp nhận việc tuyên bố độc lập khỏi Serbia năm 2008, và vẫn coi Belgrade (Serbia) là thủ đô của mình.


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại