Một tấm biển cảnh báo khu vực cấm súng
Mùa thu này đánh dấu 26 năm điều luật The Gun-Free School Zones Act (GFSZA) có hiệu lực. Điều luật này nghiêm cấm cất giữ và mang vũ khí ở những nơi công cộng (đặc biệt là tại các trường công lập).
hó tổng thống Mỹ - Joe Biden
Tác giả của đạo luật này hiện nay đang giữ chức Phó tổng thống Mỹ - Joe Biden, khi đó ông là Thượng nghị sĩ Dân chủ tới từ bang Delaware. Rất nhiều người Mỹ tin rằng điều luật này thực sự là một thảm họa, và nạn nhân của nó là hàng trăm dân thường vô tội, hầu hết trong số họ là người chưa thành niên.
Theo Trung tâm Nghiên cứu Phòng chống tội phạm (Crime Prevention Research Center - CPRC), 92% các vụ bắn giết hàng loạt trong một phần tư thế kỷ gần đây đều xảy ra tại những khu vực "Cấm Súng" Gun-Free Zones.
Những điểm còn tồn tại của điều luật này đã bị các nhà tâm lý học và nhữn người ủng hộ tự do vũ khí chỉ ra từ sau vụ thảm sát tại trường Columbine (bang Colorado, 1999). Đây có thể được coi là tiền lệ cho tất cả những vụ xả súng sau này. Dưới đây là những gì mà các nhà nghiên cứu đã viết khi đó:
"Những kẻ thủ ác luôn sôi sục mong muốn trả thù cả thế giới vì những thất bại cá nhân, và chúng cố gắng làm hại càng nhiều người càng tốt.
Sự hận thù mù quáng che đậy bên trong là sự đớn hèn, vì thế chúng luôn tìm đến những nơi mà chúng chắc chắn không gặp phải bất cứ sự kháng cự nào – khu vực cấm súng. Chưa từng có trường hợp nào mà kẻ thủ ác lại xông vào sở cảnh sát hoặc cửa hàng bán vũ khí để gây án cả."
Và thực tế đã chứng minh những lập luận của các nhà nghiên cứu là hoàn toàn đúng, nhưng vẫn chưa có ai đứng lên để bãi bỏ điều luật này. Kết quả là, trong nửa thập kỷ tiếp theo nước Mỹ đã xảy ra một vụ xả súng đẫm máu nữa, và tất nhiên là cũng ở khu vực "Cấm Súng".
Seung-Hui Cho dùng súng giết chết 32 người dân vô tội trong khuôn viên Đại học Công nghệ Virginia (tháng 5 năm 2007), còn Adam Lanza đã sát hại 27 người ở trường học Connecticut (tháng 12 năm 2012). Cả hai đều biết rõ rằng chúng đang sống trong khu vực cấm vũ khí, vì vậy chúng giết người như một lạc thú mà không phải dè chừng bất cứ ai.
Tất cả những vụ xả súng đều có điểm chung: Xảy ra ở khu vực cấm súng và nạn nhân không có khả năng kháng cự
"Đạo luật về khu vực cấm vũ khí Gun-Free Zones là một trong những luật vô lý nhất trong pháp luật Hoa Kỳ" - Travis Rousseau, một cựu sĩ quan cảnh sát và hiện đang là giảng viên lớp học tự vệ, cho biết:
"Bằng cách nào đó, những người thuộc Đảng Dân chủ đã chi tiền cho hơn 300 nghiên cứu dạng hợp đồng để biện minh cho hành động của họ khi đưa ra đạo luật cấm vũ khí này. Những nghiên cứu của họ rõ ràng là có mùi thiên vị đáng kinh ngạc".
Rousseau so sánh khu vực cấm súng Gun-Free Zones với những cửa hàng không có camera an ninh và nhân viên bán hàng, tại đó người mua hàng sẽ tự lấy hàng rồi để tiền lại trên quầy.
Clip hài chế nhạo đạo luật cấm vũ khí trên truyền hình Mỹ
"Hầu hết mọi người sẽ trả tiền một cách trung thực sau khi mua sắm, nhưng không sớm thì muộn rồi sẽ có ai đó bắt đầu ăn cắp hàng hóa và tiền của những người mua hàng trước đó để lại". Rousseau nhận xét:
"Việc không bị trừng phạt kịp thời và thích đáng thậm chí còn dẫn tới nhiều tội ác hơn. Và điều tương tự cũng đã và đang xảy ra với các khu cấm vũ khí. Những con người hiền lành đáng kính đến đây, họ không có vũ khí, còn kẻ cướp thì lại có vũ trang. Tương quan lực lượng sẽ thay đổi ngay lập tức, và phần thua thiệt thuộc về ai thì chẳng cần phải nói. "
Vài năm trước đây, một nhóm các nhà hoạt động ủng hộ tự do vũ khí đã tiến hành một thí nghiệm đặc biệt tại khu vực bị đánh giá là kèm an toàn ở California.
Đầu tiên họ dán các tấm áp phích Drug-Free/Gun-Free Zone (khu vực cấm ma túy/cấm vũ khí) trên phố thì nhận thấy số lượng các vụ buôn bán ma túy và các vụ việc liên quan đến vũ khí đột nhiên gia tăng.
Những kẻ tội phạm tại đây coi dòng chữ trên tấm áp phích như một lời khiêu khích đối với công việc làm ăn và các hoạt động phạm pháp của chúng, trong khí đó người dân địa phương thì không có vũ khí, và do đó, chúng lại càng có cơ hội thỏa sức tung hoành.
Một vài tuần sau đó người ta thay các tấm áp phích bằng những biển cảnh báo hai màu vàng-đỏ với hình khẩu súng và dòng chữ: "Đây không phải là khu vực cấm vũ khí. Tất cả những hành động phạm tội hung dữ với ý định xấu sẽ bị trừng phạt theo pháp luật – bắn bị thương hoặc giết chết".
Đám buôn ma túy và côn đồ có vũ trang ngay lập tức giải tán khỏi khu vực. Có lời đồn rằng rất nhiều cựu quân nhân và cựu cảnh sát đã tới đây thăm thú.
Từ thí nghiệm này có thể thấy những tác động trái ngược của các biểu ngữ, thông báo về việc cấm và ủng hộ tự do vũ khí gây ra cho bọn tội phạm – những người thuộc thành phần trí tuệ và đạo đức ở tầng đáy xã hội.
"Mọi người cần hiểu rằng những tay anh chị trong bộ đồ đen, hay tay chân của các băng đảng mafia sẽ không xuất hiện tại những khu vực Gun-Free Zones." Rousseau tiếp tục: "Ở đó bạn sẽ thấy lũ trộm cắp, nghiện ngập, những kẻ tâm thần, bọn buôn ma túy hay đám quan hệ tình dục biến thái...
Đối với chúng thì dòng chữ "Gun-Free Zone" có nghĩa là chúng có thể tự do cướp của một người phụ nữ cao tuổi, người tàn tật, hay hiếp dâm một cô gái vị thành niên mà không bị trừng phạt. Xấu với người tốt, tốt với người xấu - Đây là nơi mà lũ tội phạm cảm thấy như ở trên thiên đường vậy."
Ứng viên tổng thống Mỹ Donal Trump tuyên bố sẽ xóa bỏ đạo luật cấm vũ khí trong trường học
Tháng trước, đại diện của Hiệp hội Súng trường Quốc gia Hoa Kỳ (NRA) đã hứa sẽ hủy bỏ hiệu lực của đạo luật liên bang về các khu cấm vũ khí Gun-Free Zones và cho phép người dân sở hữu, mang vũ khí tại những nơi công cộng như khách sạn, trường học, sân vận động, công viên, rạp chiếu phim,...
Để làm điều này, các thành viên của hiệp hội vũ khí lớn nhất Hoa Kỳ sẽ phải bầu ra vị tổng thống "của họ" vào cuộc bầu cử sắp diễn ra trong năm nay.