"Lớp Diêu" thần thánh của ĐH Thanh Hoa: Những sinh viên "nhân tài trong nhân tài" đi đâu sau khi tốt nghiệp, nhận lương cao cỡ nào?

THIÊN AN |

Những sinh viên tốt nghiệp từ lớp này đều làm việc cho các tập đoàn công nghệ hàng đầu, một số khác thì tự khởi nghiệp.

Nhắc đến Đại học Thanh Hoa, nhiều người sẽ ngay lập tức có ấn tượng, bởi lẽ đây chính là một trong hai đại học tốt nhất của Trung Quốc, bên cạnh Đại học Bắc Kinh. Thế nhưng, ít người biết rằng, ngay trong khuôn viên của Thanh Hoa cũng có một "truyền thuyết".

Đó chính là "lớp Diêu". Nói cho dễ hiểu, nếu như một nửa số nhân tài của Trung Quốc tập trung ở Đại học Thanh Hoa thì chỉ một nửa "nhân tài trong nhân tài" trong số đó có thể vào vào lớp học này.

"Lớp Diêu" thần thánh của ĐH Thanh Hoa: Những sinh viên "nhân tài trong nhân tài" đi đâu sau khi tốt nghiệp, nhận lương cao cỡ nào?- Ảnh 1.

"Lớp Diêu" ở Đại học Thanh Hoa được mệnh danh là nơi "nhân tài trong nhân tài" hội tụ

Sự tồn tại của "lớp Diêu" tại Đại học Thanh Hoa

"Lớp Diêu" thực tế chính là lớp Thực nghiệm Khoa học Máy tính của Đại học Thanh Hoa. Sở dĩ nó được gọi là "lớp Diêu" là bởi người sáng lập ra nó họ Diệu – Giáo sư Diêu Kỳ Trí.

Diêu Kỳ Trí (tên tiếng Anh là Andrew Chi-Chih Yao), sinh ngày 24 tháng 12 năm 1946 tại Thượng Hải, Trung Quốc. Năm 1967, ông nhận bằng cử nhân Vật lý tại Đại học Quốc lập Đài Loan (Trung Quốc) năm 1967 rồi sang Mỹ du học không lâu sau đó. Năm 1972, ông nhận bằng Tiến sĩ Vật lý tại Đại học Harvard. Năm 1975, ông nhận bằng Tiến sĩ về Khoa học Máy tính tại Illinois.

"Lớp Diêu" thần thánh của ĐH Thanh Hoa: Những sinh viên "nhân tài trong nhân tài" đi đâu sau khi tốt nghiệp, nhận lương cao cỡ nào?- Ảnh 2.

Giáo sư Diêu Kỳ Trí

Diêu Kỳ Trí đã giảng dạy tại các trường đại học danh tiếng ở Mỹ một thời gian dài. Năm 2000, ông nhận giải thưởng Turing - giải Nobel ngành Máy tính, trở thành học giả Trung Quốc duy nhất được vinh danh ở giải thưởng này.

Năm 2004, Diêu Kỳ Trí từ chức giáo sư, bán nhà ở Mỹ, trở về Trung Quốc và gia nhập Trung tâm Nghiên cứu Cao cấp tại Đại học Thanh Hoa với tư cách là giáo sư toàn thời gian. "Lớp Diêu" được Diêu Kỳ Trí thành lập vào năm thứ hai sau khi ông về nước với mục đích ươm mầm những tài năng máy tính đạt tiêu chuẩn đẳng cấp thế giới. Ông tin rằng bằng sự ra đời của những lớp học như "lớp Diêu" với chất lượng sinh viên xuất sắc hàng đầu, Đại học Thanh Hoa cũng có thể vượt qua MIT về đào tạo ngành khoa học và kỹ thuật máy tính.

Nhờ những nỗ lực của Diêu Kỳ Trí, "lớp Diêu" đã trở thành niềm tự hào của Đại học Thanh Hoa. Sinh viên tốt nghiệp "lớp Diêu", ngoài tấm bằng Thanh Hoa còn có một tấm bằng sáng chói hơn, đó là tấm vé thông hành cho việc học tập và sự nghiệp sau này.

Tất cả tài năng của lớp Diêu đã đi đâu?

Được tiếp nhận chương trình đào tạo và kế hoạch giảng dạy cho lớp thực nghiệm, lồng ghép chương trình giảng dạy từ MIT, Stanford, Princeton và nhiều trường danh tiếng khác trên thế giới, chất lượng của các sinh viên "lớp Diêu" là không thể chối cãi. Các thế hệ sinh viên "lớp Diêu" đã giành được nhiều giải thưởng trong các cuộc thi quốc tế. Với khả năng về khoa học và kỹ thuật máy tính vượt trội, họ luôn nằm trong "tầm ngắm" tuyển dụng của các ông lớn công nghệ.

Nhiều sinh viên "lớp Diêu" chưa tốt nghiệp đã nhận được các offer từ hàng loạt công ty, tập đoàn lớn trong nước. Họ đưa ra mức lương hàng năm lên tới 1 triệu NDT (khoảng 3,5 tỷ đồng) đến 10 triệu NDT (khoảng 35 tỷ đồng) cùng những đãi ngộ hàng đầu khác với mục đích mời những sinh viên này gia nhập.

"Lớp Diêu" thần thánh của ĐH Thanh Hoa: Những sinh viên "nhân tài trong nhân tài" đi đâu sau khi tốt nghiệp, nhận lương cao cỡ nào?- Ảnh 3.

Những sinh viên tốt nghiệp từ lớp này đều làm việc cho các tập đoàn công nghệ hàng đầu, một số khác thì tự khởi nghiệp...

"Lớp Diêu" thần thánh của ĐH Thanh Hoa: Những sinh viên "nhân tài trong nhân tài" đi đâu sau khi tốt nghiệp, nhận lương cao cỡ nào?- Ảnh 4.

Không ít người chọn ở lại Thanh Hoa và gia nhập vào công tác bồi dưỡng, đào tạo các tài năng mới

Mặc dù các công ty đều đưa ra mức lương "khủng" nhưng nhiều sinh viên "lớp Diêu" lại lựa chọn cống hiến hết mình cho sự nghiệp nghiên cứu khoa học và đóng góp vào sự phát triển khoa học công nghệ của đất nước. Một số chọn ở lại trường, tham gia vào công cuộc bồi dưỡng các tài năng mới trong lĩnh vực máy tính và họ cũng đã đạt được nhiều thành tựu nhất định trong lĩnh vực giáo dục.

Ngoài ra, cũng có những nhân tài chọn khởi nghiệp. Họ có năng lực, kỹ thuật và từng đạt ít nhiều thành tích trong lĩnh vực khoa học máy tính. Đối với họ, thành công chỉ là vấn đề thời gian. Ít ai biết ông chủ của Pony.ai hay Unicorn đều là sinh viên tốt nghiệp "lớp Diêu" của Đại học Thanh Hoa. Với tài năng của mình, rõ ràng dù đặt họ ở vị trí nào, họ cũng sẽ tỏa sáng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại