Lời xin lỗi của ông Putin, cuộc "lột xác" ngoạn mục và cách kinh tế Nga chiến thắng trừng phạt

Nhật Minh |

Khi nhận được câu hỏi "Nếu có cơ hội, ông sẽ gửi gắm điều gì với bản thân mình năm 2000?", ông Putin trả lời: "Tôi sẽ nói với chính mình rằng 'Đồng chí Putin, đồng chí đang đi đúng hướng'".

'ĐỒNG CHÍ PUTIN, ĐỒNG CHÍ

ĐANG ĐI ĐÚNG HƯỚNG'

Ngày 30/2/1999, ông Vladimir Putin (47 tuổi) - khi đó là Thủ tướng Nga - thẳng thắn tuyên bố: Nước Nga sẽ cần tới 15 năm đạt mức tăng trưởng 8% mới có thể vươn tới mức GDP bình quân đầu người ngang bằng với Bồ Đào Nha.

1 ngày sau, ngay trong đêm Giao thừa, Tổng thống Boris Yeltsin quyết định từ chức và gửi gắm ông Putin "hãy chăm lo cho nước Nga".

Với tình cảnh nước Nga thời điểm đó, không mấy ai tin rằng, trong vòng 8 năm liên tiếp, kinh tế Nga đạt mức tăng trưởng trung bình 7% mỗi năm, và tới năm 2012 - tức là chưa mất tới 15 năm - kinh tế Nga đã gần như đuổi kịp Bồ Đào Nha.

Ngày 14/12/2023, tại cuộc họp báo thường niên cuối năm, khi nhận được câu hỏi "Nếu có cơ hội, ông sẽ gửi gắm điều gì với bản thân mình năm 2000?", ông Putin trả lời: "Tôi sẽ nói với chính mình rằng 'Đồng chí Putin, đồng chí đang đi đúng hướng'".

Lời xin lỗi của ông Putin, cuộc

CUỘC "LỘT XÁC" NGOẠN

MỤC CỦA KINH TẾ NGA

Điều may mắn đúng năm ông Putin lên cầm quyền

Thời điểm ông Putin bước vào Điện Kremlin với tư cách Tổng thống, theo Moscow Times, nước Nga vẫn đang quay cuồng với những cơn dư chấn từ khi Liên Xô tan rã, và cuộc khủng hoảng tài chính năm 1998 (do giá dầu lao dốc) đã khiến Nga không thể trả được khoản nợ lớn, lên tới 40 tỷ USD, cho các nhà đầu tư nước ngoài mua trái phiếu kho bạc liên bang (GKO). Cùng với đó, hầu hết các ngân hàng lớn của Nga đã suy sụp.

Nước Nga bị bủa vây bởi "nền kinh tế ảo". Chính sách tự do hóa giá cả và tiến hành kinh doanh trên cơ sở trao đổi hàng hóa của Thủ tướng Nga đầu tiên thời hậu Xô Viết Yevgeny Gaidar đã dẫn tới tình trạng siêu lạm phát tàn phá đất nước, từ đó khiến hệ thống thanh toán sụp đổ.

Lời xin lỗi của ông Putin, cuộc

Cuộc khủng hoảng tài chính năm 1998 khiến Nga không thể trả được khoản nợ lớn, lên tới 40 tỷ USD. Đời sống người dân xuống dốc trầm trọng. Ảnh: TASS

Tăng trưởng GDP ở mức âm trong gần 1 thập kỷ, trừ một vài tháng năm 1998. Chính phủ Nga liên tục đối mặt với khủng hoảng ngân sách. Tỷ lệ đói nghèo tăng vọt, trong khi tuổi thọ và thu nhập của người dân Nga giảm mạnh.

"Chỉ số tuyệt vọng" (tổng của tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp cộng với tỷ lệ người dân sống trong cảnh nghèo đói) đạt tới giá trị khổng lồ là 1440 - tồi tệ hơn 10 lần so với chỉ số tương ứng của bất cứ quốc gia nào khác trong khối các đồng minh của Liên Xô trước đây.

Tuy nhiên, theo Moscow Times, có một điều "vô cùng may mắn" đã diễn ra đúng vào năm ông Putin lên cầm quyền.

Sau gần 3 năm liên tục lao dốc (từ cuộc khủng hoảng ở châu Á năm 1997), trong năm 2000, giá dầu bắt đầu phục hồi từ mức chỉ 10 USD/thùng và không ngừng tăng lên đến mức đỉnh điểm 150 USD/thùng trong thập kỷ tiếp theo.

Dòng tiền từ dầu mỏ đã giúp việc tái thiết nước Nga trở nên dễ dàng hơn. Theo nhiều ước tính khác nhau, khoảng 1/3 đến 1/2 tốc độ tăng trưởng trong thập kỷ đầu cầm quyền của ông Putin là kết quả của việc giá dầu tăng gần 8 lần, từ 13 USD năm 1998 lên 97 USD/thùng trung bình hàng năm.

"Song, phải thừa nhận rằng ông Putin đã không phung phí số tiền này, mà sử dụng một cách hiệu quả để xây dựng một nước Nga mới" - Moscow Times viết.

Lời xin lỗi của ông Putin, cuộc

Kinh tế Nga "lột xác" ngoạn mục

GDP của Nga tăng trưởng với tốc độ trung bình 7% trong nhiệm kỳ Tổng thống đầu tiên của ông Putin, đưa nền kinh tế Nga vượt xa các thành viên còn lại trong Khối Các quốc gia Độc lập (CIS), đồng thời tiếp tục đà tăng trưởng trong 4 năm tiếp theo.

Trong vòng 10 năm (1999-2008), GDP của Nga tăng trưởng 94% và GDP bình quân đầu người tăng gấp đôi, trở thành thập kỷ nổi bật nhất trong lịch sử kinh tế Nga-Xô, nếu không xét tới giai đoạn hồi phục kinh tế sau Nội chiến với Chính sách kinh tế mới (NEP) do nhà lãnh đạo Lenin đề xuất năm 1921.

Ngay cả trong thời kỳ tập trung công nghiệp hóa của Stalin, tăng trưởng GDP bình quân đầu người của Liên Xô cũng chỉ đạt mức trung bình 5% mỗi năm.

Giá trị nền kinh tế Nga (tính bằng đồng USD) tăng 8,5 lần, từ 210 tỷ USD năm 1999 lên mức cao nhất 1.800 tỷ USD năm 2008 - đây cũng là năm vai trò của Nga trong nền kinh tế toàn cầu đạt đến đỉnh cao.

Lời xin lỗi của ông Putin, cuộc

Dưới sự dẫn dắt của ông Putin, "con thuyền" kinh tế Nga đã dần phục hồi. Ảnh: rg.ru

Mấu chốt ở đây nằm ở kế hoạch Gref, hay "Chương trình phát triển Kinh tế - Xã hội Nga giai đoạn 2000-2010" và hệ thống bảo hiểm tiền gửi do Nga xây dựng.

Năm 2000, Gref được phát động, trong đó đưa ra các cải cách thuế và lương hưu lũy tiến, thông qua Luật đất đai, giảm đáng kể các rào cản đối với việc mở và điều hành doanh nghiệp, khởi xướng các dịch vụ công, thúc đẩy đàm phán để Nga gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Điều này đã giúp kinh tế Nga tăng trưởng mạnh mẽ, gia tăng đầu tư nước ngoài và củng cố vị thế của đồng rúp.

Trong giai đoạn 2004-2008 (tức nhiệm kỳ Tổng thống thứ 2 của ông Putin), kế hoạch Gref mới hoàn thành được 30% thì bị tạm dừng. Quá trình quốc hữu hóa nền kinh tế bắt đầu. Những cải cách đáng kể tập trung trong lĩnh vực kinh tế vĩ mô và tài chính. Nợ nhà nước gần như đã trả hết và Quỹ Bình ổn được thành lập.

Chính phủ Nga giới thiệu hệ thống bảo hiểm tiền gửi, tạo nên yếu tố quan trọng trong hệ thống ngân hàng cạnh tranh, mang lại sự tin tưởng cho người gửi tiền, đồng thời tạo cơ hội mới cho ngành tài chính phát triển, tín dụng doanh nghiệp và tín dụng tiêu dùng tăng trưởng, lạm phát thấp hơn.

Năm 2019, trong bộ phim tài liệu "Nước Nga - Lịch sử đương đại" phát sóng trên kênh truyền hình Russia-1, ông Putin đã lý giải về quyết định ưu tiên trả hết các khoản nợ nước ngoài phát sinh trong những năm 1990.

"Khi một quốc gia trả hết nợ và thoát khỏi vòng xoáy tín dụng thì chủ quyền của quốc gia đó sẽ tăng lên. Khả năng trả nợ của quốc gia được phản ánh trong bảng xếp hạng tín dụng, do đó việc trả hết nợ sẽ giúp Nga có thể vay các khoản mới với điều kiện thuận lợi hơn nhiều" - Ông Putin nói.

LỜI XIN LỖI CỦA ÔNG PUTIN VÀ MỘT NƯỚC NGA CHIẾN THẮNG TRỪNG PHẠT

Trong cuộc họp báo thường niên tháng 12/2023, Tổng thống Putin đã gửi lời xin lỗi người dân vì để cho giá trứng và giá thịt gà tăng nhanh.

"Tôi rất xin lỗi về điều này. Đây là thiếu sót trong công tác của chính phủ. Các ban ngành đã hứa rằng tình hình sẽ được khắc phục trong thời gian tới" – Ông Putin nói.

Việc giá hai mặt hàng này tăng nhanh được cho là hệ quả từ các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào nền kinh tế Nga.

Năm 2014 - hai năm sau khi ông Putin tái đắc cử Tổng thống Nga lần 3, kinh tế Nga trải qua 2 cú sốc lớn.

Từ tháng 7-12/2014, giá dầu trên thế giới giảm hơn một nửa, mang tới cho Nga một cú sốc về thương mại trong tiến trình hội nhập nền kinh tế toàn cầu. Đồng rúp mất giá 46% so với đồng USD, làm xói mòn niềm tin của doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Cú sốc còn lại liên quan tới căng thẳng địa-chính trị. Các sự kiện diễn ra ở miền Đông Ukraine đã dẫn tới hàng loạt lệnh trừng phạt kinh tế từ phương Tây nhằm vào Moscow kể từ tháng 3/2014.

Lời xin lỗi của ông Putin, cuộc

"Khả năng phục hồi của nền kinh tế Nga đã khiến nhiều nhà phân tích kinh ngạc" - Financial Times

Từ năm 2022, sau khi phát động chiến dịch quân sự đặc biệt vào Ukraine, Nga tiếp tục hứng chịu hơn 15.000 lệnh trừng phạt trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Phương Tây đồng thời kêu gọi thế giới cô lập Nga về mặt chính trị và ngoại giao.

Cộng thêm các lệnh trừng phạt được ban hành trong năm 2014, tổng số lệnh trừng phạt đối với Nga lên tới gần 20.000.

Tuy nhiên, theo hãng thông tấn AP, nhìn nhận một cách khách quan thì, , nền kinh tế đối với người dân Nga hầu như không có nhiều thay đổi, ngoại trừ việc giá một số mặt hàng tăng chóng mặt, các thương hiệu phương Tây biến mất ở Nga và ngày càng có nhiều ô tô Trung Quốc lao vun vút trên đường phố.

Lạm phát trên 7%, cao hơn mục tiêu 4% của ngân hàng trung ương. Song, tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp và nền kinh tế Nga dự kiến sẽ tăng trưởng 2,6% trong năm nay (theo Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF), gấp đôi dự báo trước đó. Con số này vượt xa mức tăng trưởng 0,9% được dự đoán cho châu Âu.

Không có vũ khí thần kỳ nào cả: chiến tranh tài chính (nhằm vào Nga) không thể thay thế việc gửi tiền và vũ khí mà Ukraine cần.
The Economist

Vấn đề lạm phát tăng cao không có gì mới, nhưng Nga đã trở nên tự chủ hơn trong việc tự sản xuất thực phẩm sau năm 2014. Chi tiêu theo kế hoạch của chính phủ Nga trong năm nay gần gấp đôi so với năm 2018. Song, thâm hụt vẫn có thể kiểm soát được do thuế và doanh thu từ dầu mỏ tiếp tục chảy vào.

"Khả năng phục hồi của nền kinh tế Nga đã khiến nhiều nhà phân tích kinh ngạc" - Tờ Financial Times cho hay.

Theo Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế, bí quyết thành công của Nga nằm ở việc chính phủ đã có sự chuẩn bị sẵn sàng trước các lệnh trừng phạt.

Ngân hàng trung ương Nga đã tăng lãi suất cơ bản lên mức 20% và sử dụng các biện pháp như ngăn chặn không cho ngoại tệ rời khỏi đất nước, giúp nền kinh tế duy trì và cho phép chính phủ Nga, cũng như các doanh nghiệp nước này có thời gian để điều chỉnh chiến lược, chuyển hướng sang các thị trường mới, chủ yếu là Trung Quốc và Ấn Độ.

Bên cạnh đó, sự hậu thuẫn từ nguồn thu dầu mỏ và khí đốt cũng góp phần không nhỏ trong việc duy trì sự ổn định của nền kinh tế Nga.

Cứ như thế, "tài chính của nước Nga hiện nay vững chắc hơn nhiều người kỳ vọng" - AP viết.

"Hai năm qua đã cho thy suy nghĩ của phương Tây là quá lc quan. Các bin pháp trng pht không đ mnh, và việc tăng cường chúng s phn tác dng trong dài hn. Không có vũ khí thn k nào c: chiến tranh tài chính (nhằm vào Nga) không th thay thế vic gi tin và vũ khí mà Ukraine cn" – Tờ The Economist kết luận.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại