Nhờ chi phí dự phòng giảm 19,2% so với cùng kỳ, lợi nhuận quý 2 của MBBank đạt 979,9 tỷ đồng, giảm 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong 6 tháng đầu năm MBBank không thực hiện bất kỳ hoán đổi trái phiếu VAMC nào. Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ (NPL) là 1,33%, tương đương 1.884,6 tỷ đồng, giảm 3,3% so với cùng kỳ và giảm 16,5% so với cùng kỳ. Xử lý nợ xấu giảm mạnh còn 255,5 tỷ đồng, giảm 81% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, MBBank vẫn không phân loại khoản vay cho Công ty Chứng khoán MBS theo chất lượng tài sản. Ước tính 641,6 tỷ đồng trong số 1.762,5 tỷ đồng nợ của MBS đã quá hạn hơn 360 ngày.
Chi phí dự phòng giảm mạnh 50,1% so với cùng kỳ là 582,2 tỷ đồng. Do dự phòng cho vay khách hàng giảm bất ngờ, là 300,7 tỷ đồng, giảm 72,7% so với cùng kỳ. Tỷ lệ NPL giảm mạnh cũng tác động giảm chi phí dự phòng.
Trong khi đó, chi phí dự phòng trái phiếu VAMC tăng 39,2% so với cùng kỳ, ước tính là 334,3 tỷ đồng, tương đương 8% giá trị trái phiếu VAMC, khoảng 4.047 tỷ đồng. Theo đó lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm đạt 1.862,2 tỷ đồng, tăng 1,9% so với cùng kỳ.
Tín dụng tăng mạnh 16,6% so với đầu năm và tăng 27,7% so với cùng kỳ, đạt 141.530 tỷ đồng. Trong đó, cho vay khách hàng cá nhân vẫn là động lực tăng trưởng chính, tăng 22,5% so với đầu năm và đạt 38.306 tỷ đồng, đóng góp 27,1% tổng dư nợ cho vay tại thời điểm cuối tháng 6.
Cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng tăng 17,8% lên 71.380 tỷ đồng, bằng 50,4% tổng dư nợ cho vay. Trong khi đó cho vay doanh nghiệp nhà nước chỉ tăng 4,3% so với đầu năm và đạt 24.983 tỷ đồng, bằng 17,6% tổng dư nợ cho vay.
Cho vay doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản và cho vay kinh doanh tiểu thương đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng cho vay.
Cho vay doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản tăng 56,3% so với đầu năm lên 7.193 tỷ đồng, tương đương 5,08% tổng dư nợ cho vay, trong khi cho vay kinh doanh tiểu thương tăng 24,5% so với đầu năm, đạt 27.995,9 tỷ đồng, đóng góp 19,8% tổng dư nợ cho vay. Cho vay lĩnh vực sản xuất chế biến cũng đạt mức tăng mạnh là 13,6%.
Đầu năm 2016, Ngân hàng Nhà nước đưa ra chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng tối đa cho MBBank là 20%. Với sự tăng trưởng mạnh trong 6 tháng đầu năm, ngân hàng sẽ không còn nhiều dư địa để tiếp tục tăng trưởng tín dụng trong 6 tháng cuối năm nếu không được NHNN chấp thuận nới room tăng trưởng tín dụng.
Tăng trưởng cho vay của MBBank cũng trải đều ở các kỳ hạn khi cho vay kỳ hạn ngắn tăng 15,8% so với đầu năm và đạt 72.176,6 tỷ đồng; cho vay trung dài hạn tăng 17,3% so với đầu năm và đạt 67.519 tỷ đồng, tương đương 43,8% tổng dư nợ cho vay so với mức 47,5% tại thời điểm cuối 2015.
Huy động khách hàng tăng 4,9% so với đầu năm, chủ yếu từ khách hàng cá nhân, đạt 190.490,8 tỷ đồng, trong đó huy động từ tiền gửi không kỳ hạn giảm mạnh 13% so với đầu năm, xuống còn 49.202,8 tỷ đồng và bằng 25,8% tổng vốn huy động.
Tiền gửi có kỳ hạn tăng 18,4% so với đầu năm và đạt 127.448,4 tỷ đồng. Huy động từ khách hàng cá nhân tăng 12,7% so với đầu năm (khách hàng cá nhân thường gửi tiền có kỳ hạn) trong khi huy động từ khách hàng doanh nghiệp (là đối tượng chính gửi tiền không kỳ hạn) gần như giữ nguyên so với đầu năm khi chỉ tăng 0,3%.
Chi phí hoạt động tăng 17,3% so với cùng kỳ, lên 1.809,2 tỷ đồng chủ yếu do chi phí khác tăng mạnh 88,8% lên 580,9 tỷ đồng. Tổng thu nhập hoạt đồng thuần đạt 2.444,4 tỷ đồng, giảm 18,9% so với cùng kỳ.