Mỗi dịp thu sang, chúng ta lại bắt gặp hình ảnh những trái bưởi tròn lúc lỉu trên các cành cây. Với hình dáng tròn to tượng trưng cho ý nghĩa đoàn viên, nên bưởi là một trong những loại trái cây không thể thiếu trên mâm ngũ quả trong mỗi gia đình khi tết trung thu tới.
Quan trọng hơn cả trong tiếng Hán từ bưởi đồng âm với từ "hựu" trong từ phù hộ nên mọi người đều cho rằng bưởi còn có hàm ý cát tường. Ăn bưởi tượng trưng cho kim ngọc mãn đường, từ bưởi và từ "hữu" ghép lại với nhau có nghĩa tràn đầy, xua đi vận hạn đón chào một năm mới với nhiều điều may mắn.
Bưởi là một loại trái cây thơm dịu, thanh mát, có vị ngọt chua. Do có lớp vỏ dầy nên bảo quản được lâu chính vì lẽ đó nó còn được gọi là "trái cây hộp thiên nhiên".
Trong bưởi có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như protein, vitamin C, Kali, Canxi, Natri giúp phòng ngừa cảm cúm, thúc đẩy tiêu hóa. Ngoài ra, bưởi chứa ít calo nên nó cũng là một loại thực phẩm giảm cân hiệu quả.
Nghiên cứu phát hiện ra rằng bưởi có thể thúc đẩy gan tiêu hóa phân giải chất béo. Nước bưởi tươi có tác dụng hạ đường huyết nên những người mắc bệnh tiểu đường thường xuyên ăn loại trái cây này sẽ rất tốt. Ngoài ra bưởi còn có tác dụng nhất định trong việc phòng ngừa bệnh tim mạch.
Đông y cho rằng, bưởi có tác dụng lý khí, hóa đờm, mát phổi, bổ huyết, kiện tì, là một loại trái cây tốt cho sức khỏe. Nếu ăn vào mùa thu sẽ có tác dụng bổ phổi. Ngoài ra nó còn có công dụng giảm triệu chứng ho cho những người bị cảm cúm.
Những lợi ích từ việc ăn bưởi
1. Phòng ngừa táo bón
Khi mùa thu tới, rất nhiều người lại bị chứng táo bón "hành hạ". Lúc này nếu ăn bưởi sẽ giúp làm giảm chứng táo bón hiệu quả. Người bệnh nên chọn quả vỏ mỏng nhiều nước, ăn cả cùi trắng chứng táo bón sẽ được cải thiện rõ rệt.
Nếu bị nóng ruột, nhạt miệng, chán ăn, phân cứng có thể ăn từ 5 – 6 miếng cùi bưởi giúp nhuận tràng. Vì trong cùi bưởi có chứa rất nhiều chất xơ có tác dụng kích thích đường ruột co bóp.
(Ảnh minh họa)
2. Trị chứng khó tiêu
Vỏ bưởi có tác dụng khai vị thông khí. Vỏ bưởi thái thành sợi đem đun thành trà đặc để uống có tác dụng loại bỏ chứng lạnh.
3. Giúp ra mồ hôi
Trong vỏ bưởi có chứa tinh dầu nếu nấu cùng với hồng trà có thể lạo bỏ lạnh ra mồ hôi.
Đem khoét bỏ phần ruột bưởi, để lá trà vào trong, treo ở nơi thoáng gió phơi khô cho đến khi thể tích quả bưởi thu nhỏ lại gọi là "trà bưởi".
Trà bưởi chuyên trị cảm mạo. Lá trà để trong trái bưởi sau khi phơi khô sẽ hấp thụ tinh dầu từ vỏ bưởi nên dược tính cay mát càng mạnh.
4. Loại bỏ các vết đốm trên da
Do chứa rất nhiều Vitamin C nên bưởi có tác dụng loại bỏ các vết đốm trên da rất tốt. Cho nên mới nói bưởi cũng chính là một sản phẩm dưỡng da.
5. Giảm nguy cơ đột quỵ
Trong bưởi có chứa Flavonoid có tác dụng giảm nguy cơ đột quỵ. Các chuyên gia nghiên cứu phát hiện ra rằng nếu phụ nữ ăn đều đặn cam quýt hoặc bưởi khả năng bị đột quỵ sẽ giảm xuống thấp.
(Ảnh minh họa)
6. Tăng cường thể chất
Bưởi giúp cơ thể hấp thụ hiệu quả canxi và sắt nên rất có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra trong bưởi có chứa rất nhiều Axit folic tự nhiên đặc biệt tốt đối với những phụ nữ chuẩn bị mang thai và đang mang thai.
Axit folic giúp phòng ngừa chứng thiếu máu đồng thời cũng có tác dụng đặc biệt tốt đối với sự phát triển của thai nhi.
7. Giảm cân
Chuyên gia dinh dưỡng nghiên cứu phát hiện ra rằng: Khi không thay đổi thói quen ăn uống, mỗi ngày trước bữa cơm ăn một nửa quả bưởi sau đó kiên trì ăn khoảng hơn 12 tuần có thể giúp giảm cân hiệu quả.
Nguyên nhân chủ yếu là do trong bưởi có chứa một loại hợp chất có thể thúc đẩy quá trình "đốt cháy" chất béo. Chính vì vậy bưởi cũng là một loại trái cây giảm béo tự nhiên.
8. Giúp tim khỏe mạnh
Nếu ăn bưởi đều đặn mỗi ngày có thể giúp giảm Cholesterol xấu và Triglyceride trong cơ thể. Đặc biệt bưởi đào rất tốt cho tim. Vì trong bưởi đào có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa.
(Ảnh minh họa)
9. Hạ đường huyết hiệu quả
Trong bưởi có chứa Naringenin có tác dụng bảo vệ sức khỏe. Naringenin hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh tiểu đường, nâng cao tính mẫn cảm của cơ thể đối với Insulin. Thường xuyên ăn bưởi sẽ có tác dụng trong việc điều trị bệnh tiểu đường.
Tuy có nhiều công dụng đối với sức khỏe như vậy, nhưng khi ăn bưởi cũng cần phải lưu ý những vấn đề sau.
10. Không được ăn khi đang dùng một số loại thuốc
Trong lâm sàng phát hiện, người bị mỡ máu cao dùng một cốc nước bưởi để uống một viên hạ mỡ máu có tác dụng tương đương với dùng một cốc nước lọc uống 12 -15 viên giảm mỡ máu cùng loại. Lúc này người bệnh sẽ có biểu hiện đau cơ, thậm chí chuyển sang bệnh thận.
Một số bệnh nhân trong thời gian dùng thuốc dị ứng Terfenadine nếu ăn bưởi hoặc uống nước bưởi nhẹ sẽ xuất hiện chóng mặt, tim đập nhanh, nhịp tim không bình thường. Nặng có thể đột quỵ.
Những loại thuốc sản sinh ra tác dụng phụ khi dùng kèm với bưởi còn có: Ciclosporin, Caffein, Calcium Antagonists và Cisapride. Khả năng sinh ra tác dụng với thuốc khi uống một cốc nước bưởi sẽ kéo dài 24 tiếng. Vì vậy người bệnh khi đang uống thuốc đặc biệt là người già tốt nhất không được ăn bưởi và uống nước bưởi.
11. Người bị cao huyết áp đang uống thuốc không nên ăn bưởi
Chuyên gia có lời khuyên trong thời gian dùng thuốc cao huyết áp không nên ăn bưởi hoặc uống nước bưởi, nếu không có thể sẽ xảy ra phản ứng phụ nghiêm trọng như huyết áp tụt giảm.
Khi uống thuốc hạ huyết áp đồng thời ăn bưởi sẽ giống như uống thuốc quá liều khiến huyết áp tụt giảm đột ngột, thậm chí có thể gây ra đau thắt tim, nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.
Bưởi không được ăn kèm với các thực phẩm như cua, cà rốt, dưa chuột, nội tạng động vật. Vì khi ăn cua cùng với bưởi sẽ gây kích thích ruột gây ra đau đụng, buồn nôn, nôn mửa.
Cà rốt, dưa chuột, bí ngô là những thực phẩm có chứa lượng lớn enzym phân giải vitamin C. Còn bưởi lại rất giàu vitamin C. Nếu ăn bưởi kèm với các thực phẩm trên sẽ làm mất đi giá trị dinh dưỡng của vitamin C.
Vitamin C trong bưởi khi kết hợp với các thành phần như đồng, sắt, kẽm trong gan lợn sẽ gia tăng sự oxy hóa của các phân tử kim loại từ đó phá hoại giá trị dinh dưỡng ban đầu.
(Ảnh minh họa)
Bưởi thuộc tính hàn những người có tì kém nếu ăn bưởi sẽ bị ỉa chảy. Chính vì vậy những người có cơ thể yếu không nên ăn nhiều.
Hướng dẫn bạn cách chọn được trái bưởi như ý
Trước tiên phải chọn quả có hình dáng "lật đật" tức là trên nhọn dưới to, đít bưởi phẳng là tốt nhất. Tiếp theo chọn chất lượng bưởi từ cảm quan bên ngoài, trọng lượng, cảm giác sờ tay. Nếu da bưởi căng bóng, gai bưởi trên bề mặt có trạng thái nửa trong suốt, màu sắc vàng nhạt hoặc vàng cam chứng tỏ bưởi đã chín, mọng nước vị ngọt.
Nếu muốn để lâu tốt nhất nên chọn loại quả có màu xanh vàng, để ở nơi thoáng gió có thể bảo quản được khoảng 1 tháng.
Bưởi cùng kích cỡ to nhỏ thì nên chọn quả cầm nặng tay. Khi dùng lực ấn xuống thấy khó nghĩa là quả chắc, chất lượng tốt.
*Theo QQ
Xem thêm:
Đồ uống chữa ho, viêm phế quản từ chuối và mật ong