Nhiếp ảnh gia người Mỹ Edward S. Curtis đã dành 30 năm để ghi lại hơn 80 bộ lạc thổ dân châu Mỹ và cuộc sống của họ. Ông đã xuất bản những bức ảnh đặc sắc nhất của mình trong bộ sưu tập gồm 20 tập 'Người da đỏ Bắc Mỹ'.
Nhiếp ảnh gia bắt đầu ghi lại hình ảnh các bộ lạc thổ dân vào đầu những năm 1900. Ông dùng xe ngựa để di chuyển qua các khu vực, thậm chí đi bộ, trong hơn 30 năm, ông đã đến thăm hơn 80 bộ lạc thổ dân châu Mỹ.
Edward S. Curtis đã chụp được hơn 40.000 bức ảnh mà nhiếp ảnh gia Gilbert King ước tính dự án tiêu tốn khoảng 35 triệu USD nếu thực hiện ngày nay.
Những cộng đồng người bản xứ mà Edward S. Curtis làm việc đã đặt cho anh ấy cái tên "Shadow Catcher". Để có nhiều bức ảnh độc nhất vô nhị, người đàn ông này đã xin phép các trưởng lão bộ tộc, tổ chức các buổi biểu diễn, thực hiện nghi lễ hay trận chiến để chụp ảnh.
Những người da đỏ hình thành cộng đồng riêng sống bằng nghề săn bắt hái lượm và sống hòa hợp với thiên nhiên. Họ giết thịt động vật để làm thực phẩm, dùng lông để may quần áo, dùng da để làm trống và dùng xương để chế tạo nên các công cụ, vũ khí.
Tuy nhiên, vào thời điểm, Edward S. Curtis đưa ra những bức ảnh về cuộc sống người bản địa đã có ý kiến phản đối chỉ trích vì ông đã lãng mạn hóa thực tế của cộng đồng này. Dù vậy, các chuyên gia đánh giá những bức ảnh của Curtis vẫn là một nguồn tài nguyên có giá trị lịch sử to lớn.
Người phụ nữ bên cạnh chiếc giỏ đan thủ công, bức ảnh chụp năm 1924
Một ngày đầy sương mù ở Sugar Bowl - Hupa, bức ảnh chụp năm 1923
Cắm trại tại Hồ Stony, bức ảnh chụp năm 1905
Hai cô con gái của một tù trưởng ngồi trên lưng ngựa hướng về phía những chiếc lều, bức ảnh chụp vào năm 1907.
Ba người phụ nữ Maricopa đội một chiếc giỏ trên đầu, đứng bên cạnh những cây xương rồng Saguaro.
Hai phụ nữ dùng nồi đun nấu, bức ảnh chụp năm 1903
Những trẻ em thổ dân da đỏ bên con suối, bức ảnh chụp năm 1905
Trang phục của người dân da đỏ, bức ảnh chụp năm 1905
Trong một nhà nghỉ ở Piegan, ảnh chụp năm 1910.