Loạt ảnh cũ của những đứa trẻ cuối thời nhà Thanh: Người sống trong nhung lụa từ bé, kẻ áo rách đói ăn khát uống quanh năm

HY LI |

Những hình ảnh phản ánh sự đối lập giữa trẻ em xuất thân dòng dõi quý tộc và những đứa bé nông dân nghèo khó cuối thời nhà Thanh.

Cuộc sống của những đứa trẻ 100 năm trước hoàn toàn khác biệt với thời điểm hiện nay. 

Cuối thời nhà Thanh, trong khi các đứa trẻ xuất thân quyền quý được sống trong nhung lụa thì đa số những đứa trẻ khác lại rơi vào hoàn cảnh khốn khó, buộc phải ra ngoài kiếm sống cùng với cha mẹ ngay từ khi còn bé.

Loạt ảnh cũ của những đứa trẻ cuối thời nhà Thanh: Người sống trong nhung lụa từ bé, kẻ áo rách đói ăn khát uống quanh năm - Ảnh 1.

Bức ảnh được chụp tại một gia đình giàu có ở Trùng Khánh. Người cha đang đọc sách trong khi những đứa con đang học bài.

Loạt ảnh cũ của những đứa trẻ cuối thời nhà Thanh: Người sống trong nhung lụa từ bé, kẻ áo rách đói ăn khát uống quanh năm - Ảnh 2.

Một gia đình quý tộc nhà Thanh.

Loạt ảnh cũ của những đứa trẻ cuối thời nhà Thanh: Người sống trong nhung lụa từ bé, kẻ áo rách đói ăn khát uống quanh năm - Ảnh 3.

Những đứa trẻ ở Thượng Hải đang nghe máy hát đĩa. Những đứa trẻ sống ở các thành phố lớn thường có cơ hội tiếp xúc những thứ mới mẻ hơn. 

Vào cuối triều đại nhà Thanh, máy hát đĩa là một món xa xỉ, rất ít người nhìn thấy chúng huống chi là có thể trải nghiệm như những đứa trẻ trong ảnh.

Loạt ảnh cũ của những đứa trẻ cuối thời nhà Thanh: Người sống trong nhung lụa từ bé, kẻ áo rách đói ăn khát uống quanh năm - Ảnh 4.

Một phụ nữ người Mãn Châu chụp ảnh cùng các con và con dâu. Thời điểm này, nạn tảo hôn vẫn còn diễn ra.

Loạt ảnh cũ của những đứa trẻ cuối thời nhà Thanh: Người sống trong nhung lụa từ bé, kẻ áo rách đói ăn khát uống quanh năm - Ảnh 5.

Một đứa trẻ cười tươi trước ống kính của một nhiếp ảnh gia phương Tây.

Loạt ảnh cũ của những đứa trẻ cuối thời nhà Thanh: Người sống trong nhung lụa từ bé, kẻ áo rách đói ăn khát uống quanh năm - Ảnh 6.

Bốn bé gái hiếu kỳ nhìn thẳng vào ống kính máy ảnh. Vào thời điểm đó, chỉ một bộ phận nhỏ trẻ em có được cuộc sống ấm no, một số khác phải ra ngoài kiếm sống từ nhỏ.

Loạt ảnh cũ của những đứa trẻ cuối thời nhà Thanh: Người sống trong nhung lụa từ bé, kẻ áo rách đói ăn khát uống quanh năm - Ảnh 7.

Một bé trai khoảng 10 tuổi đang biểu diễn kungfu giữa thời tiết lạnh buốt của mùa đông. Vào thời phong kiến, biểu diễn nghệ thuật và ca hát là những công việc bị đánh giá là thấp kém. Nhưng nếu có không bị cuộc sống đưa đẩy thì ai lại chấp nhận làm công việc đó.

Loạt ảnh cũ của những đứa trẻ cuối thời nhà Thanh: Người sống trong nhung lụa từ bé, kẻ áo rách đói ăn khát uống quanh năm - Ảnh 8.

Hai đứa trẻ nhà nông đang xây bột. Cuối thời nhà Thanh, cơ hội được đi học, được đọc sách của những đứa trẻ thật sự rất ít. Hầu hết tuổi thơ của chúng đều phải giúp đỡ gia đình.

Loạt ảnh cũ của những đứa trẻ cuối thời nhà Thanh: Người sống trong nhung lụa từ bé, kẻ áo rách đói ăn khát uống quanh năm - Ảnh 9.

Bức ảnh được chụp tại Thẩm Dương. Một đứa trẻ nhỏ tuổi đang nằm trong đòn gánh. Bởi vì bố mẹ phải cật lật làm việc để có thể nuôi sống gia đình, do đó không có ai trông con cái, họ buộc phải đưa con bên mình theo cách như thế này. Người cha trong bức ảnh một bên gánh cuộc sống và một bên gánh tương lai.

Loạt ảnh cũ của những đứa trẻ cuối thời nhà Thanh: Người sống trong nhung lụa từ bé, kẻ áo rách đói ăn khát uống quanh năm - Ảnh 10.

Đám trẻ đang cùng nhau vui chơi ở Hồ Đồng, Bắc Kinh. Ngày xưa, trẻ em không có nhiều đồ chơi. Chúng thường ra ngoài chơi với những bạn cùng trang lứa. Đầu hẻm, ngõ nhỏ, ven sông và ven rừng là những địa điểm mà chúng hay tụ tập vui chơi nhất.

Loạt ảnh cũ của những đứa trẻ cuối thời nhà Thanh: Người sống trong nhung lụa từ bé, kẻ áo rách đói ăn khát uống quanh năm - Ảnh 11.

Đứa trẻ lớn hơn sẽ phải chăm nom những đứa trẻ nhỏ hơn. Đây là sự việc phổ biến ở những gia đình đông con trong xã hội ngày xưa.

Loạt ảnh cũ của những đứa trẻ cuối thời nhà Thanh: Người sống trong nhung lụa từ bé, kẻ áo rách đói ăn khát uống quanh năm - Ảnh 12.

Những đứa trẻ lang thang cùng mẹ ruột. Gia đình này có thể đã chịu những thảm họa và trở thành người vô gia cư. Họ buộc phải lang thang và kiếm sống bằng cách ăn xin khắp các ngõ ngách thành phố lớn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại