Trái cây và rau quả ảnh hưởng gì đến khả năng miễn dịch?
Trong thành phần của rau quả và trái cây tươi có chứa enzyme ascorbate oxidase có khả năng phá hủy Vitamin C - chất cần thiết để tăng cường miễn dịch và rất cần thiết đối với hầu hết các phản ứng trong cơ thể.
Theo đó, nhà dinh dưỡng học lưu ý rằng bông cải xanh rất giàu chất dinh dưỡng. Một bát thức ăn nấu chín chứa gần 250% giá trị hàng ngày của vitamin K, đóng một vai trò quan trọng trong quá trình đông máu và sức khỏe của xương; 135% giá trị hàng ngày của vitamin C và hơn 50% crôm - một khoáng chất điều chỉnh lượng đường trong máu.
Bông cải xanh là nguồn thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hóa. (Ảnh: RIA)
Bông cải xanh cũng chứa các yếu tố chống ung thư giúp vô hiệu hóa các chất gây ung thư và kích thích hệ thống miễn dịch ngăn chặn sự hình thành và lây lan của các tế bào ung thư.
Ngoài ra, theo bà Sass, chuyên gia dinh dưỡng của trang mạng Health, bông cải xanh được đánh giá cao nhờ hàm lượng chất xơ cao giúp cải thiện tiêu hóa và nuôi dưỡng đường ruột với các vi khuẩn có lợi. Sản phẩm còn có tác dụng hữu ích đối với hoạt động của hệ tim mạch, đặc biệt làm giảm nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ bằng cách ngăn ngừa các động mạch bị tắc nghẽn.
Bà Sass nói thêm rằng, bông cải xanh cũng giúp tăng cường xương và chống lại chứng viêm bằng cách làm chậm quá trình lão hóa.
“Một lượng lớn chất chống oxy hóa đồng thời bảo vệ da khỏi bức xạ tia cực tím. Lutein và zeaxanthin rất quan trọng để ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể và cải thiện thị lực”, Nhà dinh dưỡng học kết luận.
Bông cải xanh được chia làm ba loại chính gồm súp lơ xanh, bông cải mầm, súp lơ tím. Đây là nguồn thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hóa.
Một trong những lợi ích lớn nhất mà bông cải xanh mang lại chính là hàm lượng các chất thiết yếu cao. Lượng vitamin, khoáng chất, chất xơ và một số hợp chất sinh học có trong bông cải xanh rất tốt cho sức khỏe. Bông cải xanh chứa nhiều vitamin C, vitamin A, vitamin K, vitamin B9 (Folate) và một số khoáng chất như Kali, Phốt-pho và Selen.
Bông cải xanh có thể ăn tươi (tái) hoặc nấu chính, cả hai cách sử dụng này đều có lợi cho sức khỏe nhưng có thành phần dinh dưỡng khác nhau. Những phương pháp chế biến khác nhau như luộc, xào hoặc hấp có thể thay đổi thành phần dinh dưỡng của chúng, đặc biệt là vitamin C, protein và đường. Hấp chín là phương pháp giúp bảo tồn được các chất dinh dưỡng tốt nhất.
Tuy nhiên, việc hấp chín hay ăn tươi đều cung cấp lượng vitamin C tốt cho cơ thể. Khoảng 78g bông cải xanh nấu chín sẽ cung cấp 84% nhu cầu năng lượng tối thiểu cho cơ thể.