Ảnh minh họa
Măng tre là một nguyên liệu phổ biến trong nhiều món ăn ở các nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Ở nước ta, bên cạnh măng tre, một số loại măng của các cây khác họ tre như nứa, vầu, trúc, giang,... cũng thường được dùng để nấu ăn.
Măng là loại rau gắn liền với một thời cơ hàn, nghèo khó nhưng cũng cực nhiều chất dinh dưỡng. Người dân thường sử dụng măng tươi hoặc phơi khô để dùng dần. Bát canh măng ngon ngọt cũng là món ăn không thể thiếu trong mỗi dịp Tết Nguyên Đán của nhiều gia đình.
Trong bài viết này, chúng tôi xin được nói về các lợi ích sức khỏe của măng tre.
1. Dinh dưỡng
Măng là món ăn thân thuộc của người Việt Nam. Ảnh minh họa.
Măng là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và chứa nhiều chất xơ, đồng, vitamin B6 và vitamin E.
Theo Trung tâm Dữ liệu Thực phẩm, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, trong 155g măng đã nấu chín có chứa 64 calo; 2,5g chất đạm; 4,5g chất béo; 5g carb; 2g chất xơ; 19% lượng đồng cần thiết cho 1 ngày (DV); 14% DV vitamin B6; 9% DV vitamin E; 3% DV vitamin K; 3% DV vitamin B2; 3% DV vitamin B3; 3% DV phốt pho; 3% DV kali; 3% DV sắt.
Măng rất giàu đồng, một khoáng chất quan trọng với sức khỏe làn da, não bộ,... Măng cũng có nhiều vitamin B6, một loại vitamin tan trong nước, tham gia vào hơn 140 phản ứng sinh hóa trong tế bào của cơ thể.
Ngoài ra, ăn măng chứa vitamin E, một chất chống oxy hóa mạnh giúp bảo vệ cơ thể trước các chứng viêm và bệnh mạn tính.
Lợi ích sức khỏe của măng tre
1. Làm sạch mỡ máu
Có rất nhiều loại măng khác nhau. Ảnh minh họa.
Một số nghiên cứu cho thấy măng có thể giúp giảm nồng độ cholesterol trong máu, từ đó cải thiện sức khỏe tim mạch.
Một nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc cho thấy chất xơ có trong măng tre có tác dụng làm sạch mỡ máu cực tốt.
Theo các nhà khoa học tại Đại học Thành phố New York (Hoa Kỳ), măng tre có chứa hàm lượng chất xơ hòa tan cao, do đó có thể giảm mức cholesterol trong máu.
2. Tăng cường sức khỏe đường ruột
Măng là một nguồn chất xơ tuyệt vời, với 2g chất xơ trong 155g măng.
Chất xơ thúc đẩy quá trình tiêu hóa, thậm chí có thể bảo vệ chống lại các bệnh như trĩ, viêm túi thừa và ung thư đại trực tràng. Chất xơ trong măng tre có tác dụng nuôi dưỡng hệ vi khuẩn có lợi trong đường ruột.
Các nghiên cứu tại Hoa Kỳ cho thấy hệ vi sinh vật đường ruột đóng vai trò trung tâm đối với sức khỏe và có thể giúp ngăn ngừa các bệnh như tim mạch, ung thư, tiểu đường loại 2, trầm cảm và béo phì.
3. Hỗ trợ giảm cân
Cần bỏ lớp vỏ cứng bên ngoài của măng. Ảnh minh họa.
Măng có hàm lượng calo thấp nhưng lại giàu chất xơ. Chất xơ giúp tăng cảm giác no, từ đó giảm cảm giác thèm ăn.
Theo một đánh giá 62 nghiên cứu của Đại học Toronto, Canada, việc tăng lượng chất xơ sẽ thúc đẩy quá trình giảm cân và giảm mỡ bụng, ngay cả khi không có bất kỳ sự điều chỉnh chế độ ăn uống nào khác.
Một nghiên cứu trên động vật của Đại Học Viện Hàn Lâm Khoa Học Trung Quốc cho thấy chất xơ trong măng tre giúp bảo vệ hệ vi sinh đường ruột và tránh tăng cân. Tuy nhiên, cần có thêm nhiều nghiên cứu khác để xác nhận những lợi ích tiềm năng của măng tre đối với việc giảm cân ở người.
Lưu ý khi ăn măng tre
Không ăn sống măng tre. Ảnh minh họa.
Măng tre tươi có chứa một lượng độc chất cyanide taxiphyllin. Tuy nhiên, sau khi được chế biến, hàm lượng taxiphyllin trong măng sẽ giảm đi và an toàn để sử dụng.
Để giảm lượng taxiphyllin, mọi người nên luộc hoặc ngâm, sấy khô măng trước khi sử dụng.
Măng cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp.
Trong một nghiên cứu trong ống nghiệm tại Ấn Độ, một số hợp chất được chiết xuất từ măng tre làm giảm hoạt động của các tế bào tuyến giáp chịu trách nhiệm sản xuất hormone tuyến giáp. Tuy nhiên, nếu bổ sung đủ iot và selen trong chế độ ăn uống sẽ ngăn ngừa được các rối loạn về chức năng tuyến giáp.
Nấu chín măng cũng có thể làm vô hiệu hóa các enzyme tham gia vào việc hình thành goitrogen - một hợp chất ảnh hưởng xấu tới tuyến giáp.
Do đó, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng măng đã được nấu chín với một lượng vừa phải.
Cách dùng măng tre
Măng chế biến được thành nhiều món ngon. Ảnh minh họa.
Măng tre tươi là món ăn đa năng và dễ chế biến. Để sử dụng, hãy bóc lớp vỏ xơ bên ngoài, cho măng vào nước sôi, thêm chút muối và nấu trong ít nhất 20 phút ở mức lửa vừa hoặc nhỏ. Điều này giúp loại bỏ vị đắng và làm măng mềm hơn. Sau đó, bạn có thể vớt măng ra, để nguội và nấu thành các món yêu thích.
(Nguồn: Healthline)