Rắn dao găm Bibron (Atractaspis bibronii) là một loài rắn kịch độc đặc hữu của châu Phi và thuộc một trong ba loài rắn độc nhất Nam Phi. Tên của nó bắt nguồn từ tên nhà nghiên cứu bò sát người Pháp Gabriel Bibron.
Loài rắn độc chui lên từ dưới đất vào đầu mùa mưa ở châu Phi
Rắn dao găm. Ảnh: TYFION PING
Chỉ dài trung bình 30 đến 40 cm nhưng loài rắn này lại gieo rắc nỗi kinh hoàng cho người dân châu Phi, đáng sợ hơn chúng còn như những tử thần chui từ dưới đất lên khi bắt đầu mùa mưa. Vì thế, chúng thường xuất hiện vào những ngày hè ấm.
Xem video:
Rắn Stiletto ở Togo, châu Phi. Nguồn: RepTillisHerps
Thực đơn chính của chúng là ếch, nhái và các loài bò sát, động vật có vú nhỏ và giống như nhiều loài rắn độc khác, chúng có một cặp răng nanh tiêm nọc độc để làm tê liệt con mồi. Tuy nhiên, hai răng nanh này lại vô cùng đặc biệt.
Một con rắn dao găm. Ảnh: SA Country Life
Cặp răng nanh có thể thò ra thụt vào...
Đó là cặp răng nanh có thể thò ra gập vào và di chuyển được như một con dao găm luôn sẵn sàng cắm nhập vào nạn nhân xấu số của mình. Không những thế, nếu thiếu hiểu biết về chúng, người cầm rắn ở cổ nó cũng có thể bị những chiếc răng này cắn phải.
Sự thiếu hiểu biết còn có thể khiến nhiều người tưởng nó là loài rắn mole (Pseudaspis cana) không có độc vì bề ngoài của hai loài rắn này có những đặc điểm khá tương đồng. Khi tóm vào cổ rắn, người câm hoàn toàn có thể phải trả giá đắt.
Hai răng nanh của rắn dao găm. Ảnh: African Snakebite Institute
Đó là lý do mà chúng ta không nên cầm chúng lên, đặc biệt là tóm vào cổ như cách làm với các loài rắn khác. Nhất là khi cặp răng nanh hoàn toàn có thể thò ra ngoài miệng.
Với loại nọc có độc tố cao, nạn nhân sẽ bị những cơn đau nhức nhối, sưng phồng cùng phỏng da quanh vị trí vết cắn và hoại tử nếu không chữa trị kịp thời. Vết cắn của loài rắn này còn gây ra bệnh bạch hạch hạch huyết khiến cổ họng khô rát, buồn nôn.
Màu sắc chủ đạo của chúng là màu tối như nâu hay xám đen, đôi mắt nhỏ và cổ không phân biệt rõ rệt với thân. Không chỉ rắn mole, những đặc điểm này còn khiến chúng bị nhầm với rắn Afrotyphlops bibronii, rắn sói Cape (Lycophidion capense), Leptotyphlopidae.
Bài viết được dịch từ các nguồn: Tyroneping, Africansnakebiteinstitute, Reptile-database