Loại quả "lông lá" giúp chặn đứng ung thư, tốt cho tim mạch, ở Việt Nam đang vào mùa

MỸ DIỆU |

Cùng họ với vải và nhãn nhưng loại quả này có vẻ ngoài khác lạ nhất, cùng với hương vị hấp dẫn nó còn rất có lợi cho sức khỏe khi ăn vào.

Chôm chôm là một loại trái cây nhiệt đới có nguồn gốc từ Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, có màu xanh đỏ, bao quanh vỏ bởi nhiều lông và thường được mô tả giống nhím biển. Tại nước ta, mùa chôm chôm chín kéo dài từ tháng 4 đến tháng 6 dương lịch.

Đừng để vẻ ngoài của quả đánh lừa, bên trong chôm chôm thịt quả mịn, có vị chua ngọt mang lại hương vị thơm ngon và bổ dưỡng. Chôm chôm chứa chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng thực vật có lợi cho sức khỏe.

Lợi ích của việc ăn chôm chôm

Chôm chôm là nguồn cung cấp vitamin C, khoáng chất và các hợp chất có nguồn gốc thực vật. Rễ và vỏ của nó đã được sử dụng ở nhiều nước khác nhau để điều trị sốt và các bệnh.

Nguồn vitamin C tốt

Giống như nhiều loại trái cây, chôm chôm là nguồn cung cấp vitamin C. Loại vitamin tan trong nước này hỗ trợ hấp thu sắt, đóng vai trò trong chức năng miễn dịch, chữa lành vết thương, sản xuất collagen và là chất chống oxy hóa mạnh.

Khẩu phần ăn khuyến nghị của vitamin C là 90mg đối với nam và 75mg đối với nữ. 150g chôm chôm cung cấp khoảng 8-10% nhu cầu vitamin C hàng ngày của bạn.

Không có tiêu đề

Chất xơ thúc đẩy sức khỏe đường ruột

Trái cây có chứa chất xơ, làm tăng sự đều đặn và đào thải của ruột. Chất xơ là một chất dinh dưỡng thiết yếu và việc bổ sung đầy đủ chất xơ có liên quan đến sức khỏe trao đổi chất tốt hơn, giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, béo phì, bệnh tim...

Tối ưu hóa lượng chất xơ cũng giúp cải thiện hệ thực vật đường ruột của bạn (vi khuẩn có lợi). Có nhiều vi khuẩn tốt giúp kiểm soát vi khuẩn xấu. Mức độ vi khuẩn có hại cao hơn so với mức tốt, được gọi là rối loạn sinh học và có liên quan đến một số kết quả bất lợi cho sức khỏe.

Thật may mắn, ăn nhiều chôm chôm có thể giúp bạn giải quyết mối lo này.

Chứa mangan và đồng

Chôm chôm chứa các vi chất dinh dưỡng mangan và đồng. Mangan có vai trò quan trọng đối với một số enzyme liên quan đến sự hình thành xương và quá trình chuyển hóa carbohydrate, chất béo.

Đồng, một khoáng chất thiết yếu, cũng là đồng yếu tố của một số enzyme và tham gia vào quá trình sản xuất năng lượng, chuyển hóa sắt, tổng hợp mô liên kết và tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh.

Các lợi ích tiềm năng khác

Một số nghiên cứu cho thấy chiết xuất vỏ và quả chôm chôm có chứa các hợp chất có nguồn gốc thực vật (như corilagin, axit ellagic và geraniin). Các hợp chất này có thể có lợi cho lượng đường trong máu (glucose) và các cơ chế bảo vệ khác, chẳng hạn như: kháng khuẩn, chống viêm, chống ung thư, tác dụng bảo vệ tim mạch...

Lưu ý khi ăn chôm chôm

Nếu bạn bị dị ứng với chôm chôm, bạn không nên ăn nó. 

Bạn cũng có thể cần phải tránh nó nếu bạn bị dị ứng với các loại trái cây cùng họ, chẳng hạn như vải. 

Nếu bạn mắc hội chứng ruột kích thích và phải tuân theo chế độ ăn ít FODMAP, chôm chôm có thể không dành cho bạn.

Nguồn và ành: Verywell Health

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại