Cây trầu không còn có tên gọi khác là trầu cay, trầu lương, thược tương, thổ lâu đằng, là một dây leo bám. Cành trầu không có hình trụ, nhẵn, khía dọc, bén rễ ở các mấu. Lá trầu không mọc so le nhau, cuống lá có bẹ, phiến hình trái xoan có kích thước dài khoảng 10 – 13cm, chiều rộng là 6-9cm. Cuống lá hình trái tim, đầu lá nhọn. Nhìn lên mặt lá có 5 gân, khi đem soi dưới ánh sáng sẽ thấy những điểm chứa tinh dầu nhỏ trên lá.
Lá trầu rất giàu vitamin như vitamin C, riboflavin, thiamine, niacin và carotene. Ngoài ra, chúng cũng là một nguồn canxi tuyệt vời.
Trầu không là loài cây quen thuộc với người dân Việt Nam vào mỗi dịp lễ, Tết. Trong những dịp này, quả cau cùng với miếng trầu têm cánh phượng luôn giữ vị trí quan trọng trên ban thờ, mâm cúng. Ngoài ra lá trầu không còn được biết đến và sử dụng như một phương thuốc dân gian, điều trị được rất nhiều bệnh như giảm đau, táo bón, khó tiêu, viêm phá quản, lưu thông khí huyết,...
Điều trị các vấn đề về da
Lá trầu không nổi tiếng với đặc tính kháng khuẩn cực mạnh, bởi các hoạt tính kháng sinh giúp ức chế vi khuẩn, đặc biệt khi da mắc các vấn đề nấm, thì tính chất trong lá trầu không sẽ hỗ trợ điều trị cực hiệu quả.
Kết quả nghiên cứu của khoa học hiện đại cho thấy trong 100g lá trầu chứa tới 2,4% tinh dầu.
Bởi có tính kháng sinh, kháng khuẩn tốt, nên lá trầu sẽ giúp ức chế nhiều chủng vi khuẩn như: tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực khuẩn Coli,..
Khi làn da của bạn mắc các vấn đề về mụn trứng cá, dị ứng da hay mẩn ngứa do khô da, với đặc tính chuyên biệt là kháng khuẩn, lá trầu sẽ hỗ trợ điều trị cho làn da của bạn. Thậm chí, ngay cả những đốm đen và cháy nắng cũng có thể được điều trị bằng lá trầu không.
Thuốc giảm đau hiệu quả
Lá trầu không còn có tác dụng làm giảm đau hiệu nghiệm, làm dịu các cơn đau nhanh chóng. Trong các trường hợp bị trầy, rách hay xước da, phát ban hay sưng viêm (cả bên trong lẫn bên ngoài), khó tiêu, táo bón, ta nên dùng loại lá này để chữa trị, sẽ cực kỳ hiệu quả.
Nếu cần chữa ngay tức thì, bạn chỉ cần lấy một vài lá trầu không giã nát rồi đắp lên chỗ đang bị thương. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhai nát lá trầu không, nhấp lấy phần nước tiết ra rồi nhả bã để làm dịu những cơn đau có nguồn gốc từ bên trong cơ thể.
Lưu thông khí huyết
Lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm gắt, tính ấm. Nó có tác dụng giúp khí huyết lưu thông, thường dùng để tiêu đờm, trừ phong thấp, tiêu viêm, sát trùng.
Người ta có thể dùng lá trầu để trị đau bụng, đầy hơi, ợ hơi, sôi bụng, có người dùng để đánh gió trị cảm.
Chữa viêm phế quản
Lá trầu không chứa 0,8-1,8% (-2,4%) tinh dầu thơm, có vị nồng, gồm chủ yếu là 2 phenol: betel-phenol là đồng phân của eugenol và chavicol kèm theo nhiều hợp chất phenolic khác. Chúng có tác dụng kháng sinh rất mạnh đối với các loại vi khuẩn, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, song cầu khuẩn, vi khuẩn subtilis và trực trùng coli và có tác dụng diệt vi rút rất tốt.
Lá trầu không đã từ lâu được sử dụng như một biện pháp tự nhiên có tính chất kháng viêm và kháng khuẩn, giúp hỗ trợ trong quá trình điều trị viêm phế quản.
Hỗ trợ điều trị các bệnh phụ khoa
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều các sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ sử dụng nguyên liệu chiết suất từ lá trầu không. Bởi tinh chất và đặc tính kháng viêm, diệt khuẩn sẽ hỗ trợ điều trị rất tốt một số bệnh lý phụ khoa như ngứa, viêm nhiễm, nhiễm nấm.
Ngăn ngừa ung thư
Lá trầu không giàu các chất có tính chất chống oxy hóa, tác dụng phòng ngừa ung thư và các bệnh liên quan đến tim mạch. Thậm chí, các chất này còn chống đột biến, chống tăng sinh và chống vi khuẩn. Lá trầu không còn ức chế sự phát triển của tế bào ung thư và sự lây lan của chúng đến các cơ quan khác nhau của cơ thể.
Tai biến do sử dụng sai cách
Hiện nay có nhiều trường hợp không hiểu rõ cơ chế cũng như cách sử dụng lá trầu đúng và hợp lý, đã gây việc tai biến, biến chứng.
Một số trường hợp dùng nước lá trầu không để rửa mặt trị nám, không đúng cách có thể gây viêm da kích ứng, da mặt có những vết loang lổ, chỗ trắng chỗ đen.
Vì vậy, dù tốt, chúng ta vẫn nên tìm hiểu kỹ càng, hỏi bác sĩ trước khi sử dụng, tránh trường hợp gây tác dụng ngược lên sức khỏe của bản thân.