Tiết lộ kinh ngạc về loài giun ký sinh biến ốc sên thành 'zombie'

Bảo Nam |

Những con giun chui vào ký sinh rồi làm nó bị mù, vô sinh, sau đó khiến mắt chúng "nhảy múa" để chờ bị chim ăn thịt.

Một trong những cực hình tàn khốc nhất để ban cho một con ốc sên là rắc muối vào nó, điều mà nhiều đứa trẻ hay coi như trò vui đùa. Đó là một cái chết khủng khiếp: Muối hút nước ra khỏi sinh vật này cho đến khi nó chết vì mất nước. Nhưng nếu bạn đang sống ở Florida, Mỹ, nơi tràn ngập những con ốc sên khổng lồ thì xin vui lòng không rắc muối vào bất kỳ con ốc nào cả. Bởi chúng đã có quá đủ vấn đề của riêng mình rồi.

Mẹ thiên nhiên đã tạo ra một hình phạt, thậm chí còn tàn bạo hơn việc rắc muối đối với những con ốc chậm chạp. Nó được gọi là Leucochloridium, một loại giun ký sinh chuyên xâm nhập vào mắt của một con ốc sên. Sau khi chui vào, nó sẽ chiếm quyền kiểm soát, khiến đôi mắt con ốc sên liên tục hoạt động, bắt chước một con sâu bướm. Trong vòng tròn sinh học, nó được gọi là sinh vật bắt chước các loài hung dữ để tránh bị kẻ thù ăn thịt.

Con ốc sên sau đó sẽ bị điều khiển tâm trí, tự mò ra ngoài chỗ sáng và đôi mắt nó hoạt động như một con sâu dễ dàng bị những con chim đói phát hiện. Tại sao những con giun ký sinh phải làm vậy? Vì chúng muốn hoàn thành vòng đời của mình. Loài giun này sinh sản trong ruột của chim, giải phóng trứng trong phân của chim, và sau đó sẽ vui vẻ chui vào một con ốc sên khác để hoàn thành toàn bộ vòng đời kỳ quái của mình.

Không ai từng nghĩ tới sự tồn tại của con vật ký sinh đáng sợ này, cũng như số phận khốn khổ của những con ốc sên. Mãi đến năm 2013, nhà sinh vật học Tomasz Wesołowski của Đại học Wrocław ở Ba Lan mới xác nhận loài giun này thực sự có khả năng điều khiển vật chủ là ốc sên. Tất nhiên, nó chỉ có thể điều khiển một số loài ốc sên, như ốc sên hổ phách, chứ không phải tất cả các loài.

Loài giun ký sinh biến ốc sên thành 'zombie'

"Bên trong con ốc", Wesołowski nói. "Toàn bộ chu trình ký sinh bắt đầu khi trứng xâm nhập phát triển thành một bào tử, trông giống như một bó mô trắng, chủ yếu nằm trong gan của ốc sên. Sau đó, nó phát triển như một khối u. Nó không có miệng, giống như nhiều loài giun ký sinh, mà chỉ đơn giản là ngồi yên một chỗ và hấp thu chất dinh dưỡng qua da. Và nó sẽ cần năng lượng nếu muốn khiến đôi mắt của con ốc sên nhảy múa".

Và không chỉ điều khiển cái đầu, Leucochloridium cũng "thiến" luôn vật chủ của nó. Điều này mang ý nghĩa tiến hóa, bởi măng lượng thường dành để sản xuất trứng và tinh trùng (ốc sên là loài lưỡng tính) sẽ chuyển về phía loài giun. Vì vậy, khi được bơm đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, bào tử sẽ gửi các nhánh thân của mình, chui qua cơ thể của ốc sên và đi vào trong mắt của nó. Chúng còn được gọi là xúc tu, tạo thành một túi ấu trùng đầy ấu trùng. Đó là những ấu trùng cuối cùng sẽ đi hết lên "sàn nhảy".

Nói một chút về nguyên lý hoạt động của mắt ốc sên thì ở đầu của xúc tu là một hốc mắt thô sơ. Ốc sên không thể nhìn thấy màu sắc và cũng không có các cơ bắp cần thiết để điều khiển chúng. Những gì con ốc có thể làm là dùng cơ bắp để thu rút các xúc tu, sau đó khiến nó dài ra bằng cách bằng cách bơm đầy chất lỏng.

Tiết lộ kinh ngạc về loài giun ký sinh biến ốc sên thành zombie - Ảnh 2.

Bản phác thảo của Leucochloridium. Phần mỏng mỏng như cái đuôi sẽ sẽ dẫn trở lại bào tử trong gan của ốc sên.

Nhưng bằng một cách từ từ, Leucochloridium làm các xúc tu bị sưng đến nỗi con ốc sên không còn khả năng thu rút lại nó. Vì vậy vật chủ sẽ trông như một con bọ gậy khổng lồ, rất ngon lành dưới mắt của những con chim. Khi đó, thế giới trong con mắt của ốc sên sẽ biến mất.

Tuy nhiên, công việc của những con giun ký sinh không đơn giản chỉ là chui vào mắt ốc sên. Ốc sên phần lớn sống về đêm, khi mà các loài chim săn mồi thường đang ngủ. Vì vậy, một khi Leucochloridium đã phát triển đầy đủ trong mắt, nó bắt đầu thao túng hành vi của vật chủ, buộc ốc sên phải đối mặt với nhiều nguy hiểm khi chui ra hoạt động dưới ánh sáng ban ngày, nơi những kẻ săn mồi tràn ngập và mặt trời nhanh chóng khiến cơ thể nó không còn hơi ẩm. Các nhà khoa học chưa tìm hiểu ra cách nó thao túng ốc sên, nhưng dự đoán nó có thể đang sử dụng hóa chất đặc biệt.

"Và một điều khá kỳ lạ là Leucochloridium cũng tự nhận biết sự khác biệt giữa đêm và ngày. Bởi những con mắt chỉ nhảy loạn lên dưới ánh sáng mặt trời", Wesołowski nói. "Chúng không có bất cứ thứ gì nhạy cảm với ánh sáng, không có dấu vết của hệ thần kinh, không có cơ quan cảm giác. Không có gì. Nhưng nó vẫn nhận ra khi nào đáng để làm việc và khi nào không. Vì vậy, chuyện rất bình thường đó lại rất bất thường. Không ai biết làm thế nào nó làm được".

Wesołowski cũng phát hiện ra những con ốc bị nhiễm bệnh có khả năng hoạt động mạnh gấp ba lần so với những con cùng lứa. Ông thậm chí còn quan sát thấy một con ốc di chuyển được 1 mét chỉ trong 15 phút. Điều đó có vẻ không ấn tượng, nhưng với đôi chân của ốc sên thì đó không khác gì một cuộc đua tốc độ. Ngoài ra, những con giun ký sinh đã thuyết phục vật chủ của chúng ở lại trên phần ngọn của cây và những nơi cao hơn, để dễ bị những con chim săn mồi phát hiện.

Tiết lộ kinh ngạc về loài giun ký sinh biến ốc sên thành zombie - Ảnh 3.

Một con ốc hổ phách đang tự hỏi tại sao nó lại mò ra khỏi giường vào vào buổi sáng để leo lên một cái lá cây.

Một việc đáng sợ khác là những con chim thường chỉ ăn phần mắt của ốc sên và bỏ lại phần cơ thể sâu trong vỏ ốc. Rõ ràng, vì chỉ có đôi xúc tu với mắt của nó là giống một con sâu, dù cho những con ốc sên rất muốn chúng ăn toàn bộ cơ thể mình. Bởi sau đó, một vòng tuần hoàn khủng khiếp khác lại bắt đầu.

Con ốc sẽ không chỉ sống sót, mà nó sẽ tái tạo các xúc tu và ống mắt bị mất, cũng như lấy lại khả năng sinh sản. Và điều đó thực sự khá có lợi cho những con ký sinh trùng này, vì con ốc bị thương cuối cùng lại trở thành một vật chủ tiềm năng, liên tục như vậy.

Còn về phần những ấu trùng giun bị ăn, chúng sẽ phát triển và sinh sản trong ruột của chim. Tuy nhiên, điều kỳ lạ là Leucochloridium thuộc loại giun dẹp. Giun ký sinh thuộc loại này thường đi qua hai vật chủ trung gian trước khi đến vật chủ chính. Còn Leucochloridiumchỉ chỉ quanh quẩn giữa ốc sên và chim. Một số loài khác như giun đường ruột Metagonimus yokogawai, bắt đầu bằng ốc, được ăn bởi cá và nếu không được nấu chín đúng cách bởi con người thì chúng sẽ kết thúc vòng đời trong ruột của chúng ta.

Sự khác biệt về lối sống của những con giun ký sinh này cho thấy những cách khá rùng rợn về cách sự sống trong vương quốc động vật. Nếu bạn chưa biết thì hơn một nửa số sinh vật trên Trái đất theo một cách nào đó là sống ký sinh và con người cũng chỉ thuộc nhóm thiểu số trong thế giới này mà thôi.

Tham khảo Wired

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại