Loại dầu này có gì đặc biệt mà khiến Mỹ phải nhập khẩu hơn 500.000 thùng từ Trung Quốc?

Khánh Vy |

Trung Quốc, nơi có hơn 1,4 tỷ người với niềm đam mê vô tận các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ, đang trở thành nhà xuất khẩu dầu thải hàng đầu thế giới, giúp các quốc gia như Mỹ giải quyết bài toán năng lượng sạch.

Dầu ăn đã qua sử dụng của Trung Quốc đang bắt đầu giúp xe tải của Mỹ chạy 'sạch' hơn thay vì dùng dầu diesel. Trung Quốc thường gọi đây là dầu máng xối - dầu thải ra từ chế biến thức ăn, dầu thừa từ lẩu - món nổi tiếng Tứ Xuyên, dùng ngập dầu trong nồi lẩu.

Loại dầu này có gì đặc biệt mà khiến Mỹ phải nhập khẩu hơn 500.000 thùng từ Trung Quốc? - Ảnh 1.

Những gì còn sót lại từ các nồi lẩu đang trở thành nguồn cung tiềm năng cho loại nhiên liệu phản lực xanh.

Theo công ty phân tích Kpler, các nhà sản xuất dầu diesel tái tạo ở Mỹ đã nhập khẩu khoảng 530.000 thùng dầu ăn đã qua sử dụng từ Trung Quốc vào tháng 1 và tháng 2. Họ dự kiến ​​sẽ nhập 239.000 thùng vào tháng tới. Các lô hàng này là lần nhập khẩu dầu đầu tiên của Hoa Kỳ trong dữ liệu của công ty kể từ năm 2017.

Hoạt động thương mại này nhấn mạnh nỗ lực thúc đẩy các nhà máy lọc dầu ở Bắc Mỹ kiếm lợi nhuận từ các khoản trợ cấp của chính phủ nhằm ngăn chặn biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Nó cũng nhấn mạnh tiềm năng của động cơ diesel tái tạo có thể giảm ô nhiễm khí nhà kính tới 80%. Như vậy, lượng khí thải từ nhiên liệu cung cấp năng lượng cho các phương tiện và máy móc hạng nặng của Mỹ sẽ giảm một cách đáng kể.

Theo dữ liệu từ BloombergNEF, việc vận chuyển một tàu chở dầu ăn đã qua sử dụng tầm trung tiêu chuẩn từ Trung Quốc đến Bờ Vịnh Hoa Kỳ thải ra khoảng 6.000 tấn khí nhà kính. Tuy nhiên, việc đốt lượng dầu diesel tái tạo có thể tiết kiệm 100.000 tấn khí thải so với dầu diesel thông thường. Tiết kiệm lượng khí thải như vậy sẽ cần 1,65 triệu cây con phát triển trong 10 năm, dựa trên dữ liệu từ Cơ quan Bảo vệ Môi trường.

Dầu ăn đã qua sử dụng và mỡ động vật phế thải từ New Zealand và Úc cũng đang tìm đường đến Mỹ để được chế biến thành nhiên liệu thay thế cho dầu diesel và nhiên liệu máy bay. Những lợi ích về khí hậu đã thúc đẩy các quy định về nhiên liệu sinh học của Mỹ và các ưu đãi khác trong khu vực giúp nhiên liệu xanh có tính cạnh tranh về chi phí.

Loại dầu này có gì đặc biệt mà khiến Mỹ phải nhập khẩu hơn 500.000 thùng từ Trung Quốc? - Ảnh 2.

Công nhân thu gom dầu thải từ một nhà hàng ở Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc.

Trung Quốc, nơi có hơn 1,4 tỷ người với niềm đam mê vô tận các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ, đang trở thành nhà xuất khẩu dầu thải hàng đầu thế giới, giúp các quốc gia như Mỹ giải quyết bài toán năng lượng sạch.

Chỉ riêng tại thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, mỗi tháng công ty đã thu gom hơn 12.000 tấn dầu thải. Sau thu gom công ty loại bỏ các tạp chất, sơ chế thành dầu hỗn hợp công nghiệp và vận chuyển xuống tàu xuất sang các công ty sản xuất nhiên liệu sạch trên thế giới.

Trung Quốc tiêu thụ nhiều dầu ăn nhất thế giới, hơn 41 triệu tấn mỗi năm. Trong số này có chưa tới 3 triệu tấn được chế biến thành dầu sinh học. Từ chỗ tốn kém trong xử lý dầu thải, việc sử dụng dầu thải làm nguyên liệu chế biến thành dầu sinh học, thứ nhiên liệu đang được phương Tây ưa thích, để phục vụ cho phương tiện giao thông đã mở ra một triển vọng rất lớn cho các doanh nghiệp Trung Quốc.

Tham khảo: Bloomberg

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại