Loại củ thường vứt trong xó bếp không ngờ chữa được đủ bệnh, đặc biệt là dạ dày và xương khớp

Ngọc Minh |

Không chỉ là thứ gia vị thường có trong nhiều món ăn của người Việt, loại củ này còn là vị thuốc kích thích tiêu hóa, bảo vệ dạ dày, tốt cho xương khớp.

Riềng được biết tới là loại cây mọc dại dễ sống ở những nơi có đất ẩm. Riềng thường được trồng trong các vườn cạnh bờ ao. Thân rễ của riềng có mùi hắc, thơm và vị cay, nóng, thường dùng làm gia vị ăn với thịt chó, nấu giả cầy, nấu mắm cá, có khi người ta dùng các chồi riềng non để nấu canh cua, canh cá.

Trong sách "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" của GS.TS Đỗ Tất Lợi có ghi riềng (hay cao lương khương) vị cay, tính ôn, vào hai kinh tỳ và vị; có tác dụng ôn trung, tán hàn (trừ lạnh), hết đau, tiêu thực; được dùng cả trong đông và tây y làm thuốc kích thích tiêu hóa, ăn ngon cơm, chữa đầy hơi, đau bụng, đau dạ dày, sốt rét, sốt nóng, đi phân lỏng, trúng hàn, nôn. Nhai riềng giúp chữa đau răng.

Theo nhà khoa học, lương y Bùi Đắc Sáng, Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội,riềng có tên khoa học làAlpinia officinarum Hance, thuộc họ Gừng - Zingiberaceae. Cây riềng mọc hoang hoặc được trồng ở Ấn Độ, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. Tại Việt Nam, riềng được trồng phổ biến.

Loại củ thường vứt trong xó bếp không ngờ chữa được đủ bệnh, đặc biệt là dạ dày và xương khớp - Ảnh 1.

Củ riềng (Ảnh: Internet)

Củ riềng chứa hàm lượng lớn flavonol galangin, là chất đã được chứng minh giúp ngăn cản quá trình phát triển của tế bào ung thư vú.

Củ riềng có chứa tinh dầu, trong đó chủ yếu là cineol và methycinnamat. Ngoài ra, củ riềng còn có chất dầu, vị cay là galangol, một số dẫn chất của flavon ở dạng tinh thể galangin, alpinin, kaempferit.

Trong Đông y, tất cả các bộ phận của cây riềng đều được dùng làm thuốc như: củ, lá, hạt.Củ riềng có vịcay, tính ấm, quy kinh: Tỳ, Vị. Củ riềng có tác dụng ôn trung (ấm phần giữa bụng giúp tiêu hoá) trừ hàn giảm đau, trừ gió chống nôn mửa, chữa các chứng bệnh đau bụng do lạnh, đau bụng dưới, nôn mửa nước trong, viêm loét dạ dày – hành tá tràng với liều dùng 4-10g/ngày.

Đau bụng do lạnh, nôn mửa nước trong dùng củ riềng, củ gấu (hương phụ) lượng bằng nhau, thêm nước gừng tán bột hoàn viên. Ngày uống 4-5g, uống cùng nước ấm.

Không chỉ tốt cho tiêu hoá, riềng còn có tác dụng giảm đau xương khớp. Trong dân gian vẫn dùng riềng ngâm rượu để xoa bóp, chữa đau nhức cơ thể, xương khớp, đau thần kinh tọa. Cách ngâm rượu thuốc như sau: Củ riềng phơi khô, thạch xương bồ, nhân hạt gấc (sao vàng ) mỗi vị 20g; Thiên niên kiện, trần bì mỗi vị 16g; Quế 24g. Cho tất cả vào hũ thủy tinh ngâm chung với rượu trong 10 ngày.

Dùng rượu để xoa bóp trong trường hợp chấn thương, đau xương khớp có tác dụng giảm đau, chữa lành tổn thương.

Loại củ thường vứt trong xó bếp không ngờ chữa được đủ bệnh, đặc biệt là dạ dày và xương khớp - Ảnh 2.

Lương y Bùi Đắc Sáng (Ảnh: L.P)

Theo nhà khoa học, lương y Bùi Đắc Sáng, không chỉ củ riềng được dùng làm thuốc mà hạt riềng cũng được thu hái để chữa bệnh. Hạt riềng còn có tên là hồng đậu khấu, thu hái vào tháng 9-10, phơi khô. Hạt riềng có vị cay, tính ấm; quy kinh Tỳ, Vị; tác dụng chống khí lạnh.

Hạt riềng dùng để điều trị chứng khó tiêu, buồn nôn, đau bụng. Liều dùng: 2-6g/ngày.

Một số bài thuốc hay có riềng là dược liệu chính được lương y gợi ý nên dùng, đó là:

- Chữa đau bụng, lạnh dạ, nôn mửa: riềng ấm, gừng khô, củ gấu lượng bằng nhau, tán bột, uống 6g/lần, ngày uống 3 lần.

- Chữa rét cơn do khí lạnh ở rừng núi, không tiêu, buồn nôn hoặc đau bụng thổ tả: hạt riềng tán bột, uống 6-10g/lần, ngày uống 3 lần.

- Chữa cảm sốt, sốt rét, kém ăn: riềng tẩm dầu vừng sao 40g, can khương 40g, mật lợn vừa đủ làm viên bằng hạt ngô đồng, uống 15-20 viên/lần.

- Chữa bụng trướng đầy, đau xóc hai bên sườn: riềng, thạch xương bồ lượng bằng nhau, tán bột mịn, uống 8g/lần với nước sắc gừng+muối, ngày 3 lần.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại