Loại củ dân dã bán đầy chợ Việt lại là thuốc quý bổ thận, tăng cường ham muốn cực mạnh

Ngọc Minh |

Hoài sơn hay củ mài là loại thực phẩm bổ dưỡng, một vị thuốc quý giúp bổ thận, tăng cường sinh lý của cả nam và nữ.

Dưỡng thận giữ tinh khí

Ít ai biết củ mài được tại chợ hay trên những gánh hàng rong lại là một dược liệu rất tốt để bổ thận. Sách kinh thư cổ đã ghi chép củ mài còn gọi là "sơn dược" có tác dụng bổ thận tráng dương mạnh, giúp cường tinh, sáng mắt. Giúp cho cả nam và nữ tăng cường sinh lý có cuộc sống vợ chồng thăng hoa.

Đại tá Lương Y Bùi Hồng Minh cho hay, trong những loại rau, củ, quả dân dã có tác dụng bồi bổ cho thận thì củ mài được nhắc tới rất nhiều. Thời thực phẩm thiếu thốn củ mài được coi là một nguồn lương thực cứu đói. Còn đối với y học cổ truyền thì củ mài được coi là một dược liệu trị bệnh.

Củ mài là loại cây mọc hoang dại ở nhiều nơi và nhiều nhất là tại các tỉnh vùng núi phía bắc.

Theo Đông y, củ mài còn có tên khác là hoài sơn, chính hoài, sơn dược, khoai mài. Củ mài có vị ngọt, tính bình, đi vào 4 kinh: tỳ, vị, phế, thận. Củ mài dùng làm thuốc có tác dụng bổ thận, mạnh tỳ, bổ phổ, giữ tinh khí, sinh tân dịch.

Loại củ dân dã bán đầy chợ Việt lại là thuốc quý bổ thận, tăng cường ham muốn cực mạnh - Ảnh 1.

Củ mài giúp bổ thận âm và thận dương.

Dùng củ mài để chữa các chứng yếu mệt, di tinh, suy nhược cơ thể, ăn kém, đái dắt, phụ nữ khí hư…

Khoa học hiện đại đã nghiên cứu củ mài có các thành phần hóa học như: mucin, allantoin, acid amin, arginin, cholin, chất béo, protein… Trong Tây y dùng củ mài giúp tiêu hoá, bổ dưỡng..

Lương y Bùi Hồng Minh cho hay: "Trong Đông y củ mài được dùng là thuốc bổ thận tráng dương cho nam giới chữa chứng di tinh, phụ nữ âm hư giảm ham muốn.

Trong dân gian vẫn có câu ca dao: "Anh ơi ngoảnh mặt ra ngoài/ Mai em đi chợ mua mật với củ mài anh ăn". Củ mài và mật mía có tác dụng bổ thận tráng dương tăng cường sinh lý cho đàn ông.

Ngoài ra, để mạnh dương, tăng cường sinh lý cho nam giới có thể dùng bài thuốc: củ mài 200g, ý dĩ 100g, hạt sen 100g, quả sung 100g. Tất cả sao vàng tán bột, sử dụng mỗi ngày 12g.

Phụ nữ giảm ham muốn do thận âm hư có thể dùng: Củ mài 4g, thục địa hoàng 8g, sơn thù dung 4g, mẫu đơn bì 3g, bạch phục lin 3g, trạch cả 3g, sắc uống hoặc tán bột hoàn viên uống. Củ mài sao vàng dùng hãm uống như trà rất tốt giúp dưỡng thận".

Giúp hệ tiêu hóa khoẻ

Theo Lương y Bùi Hồng Minh củ mài nấu canh cùng sườn non là món ăn giúp bồi bổ cơ thể khi suy nhược. Củ mài thái nhỏ nấu cháo với vừng đen ăn giúp bổ can thận, nhuận tràng, chữa cơ thể suy nhược gan, thận yếu, bí đại tiện.

Trường hợp người bị đầy bụng, khó tiêu có thể nấu củ mài 30g, hạt sen 15g, ý dĩ 30g nấu cháo với gạo tẻ ăn lúc đói giúp trị tỳ vị hư, đầy hơi, khó tiêu.

Củ mài cũng có thể dùng độc vị để chữa chữa sốt, ra mồi hôi trộm, tim đập nhanh. Củ mài sống sắp uống nước khi còn ấm

Một số bài thuốc giúp bổ thận khác

- Chữa tiêu chảy, đái vặt, nam giới di tinh, phụ nữ bạch đới: củ mài, đẳng sâm, bạch truật, phục linh, khiếm thực, táo nhân, kim anh mỗi vị 9g, viễn chí, ngũ vị tử, cam thảo mỗi vị 5g, sắc uống.

- Chữa âm hư: củ mài 18g, hoàng kỳ 9g, cát căn 9g, thiên hoa phấn 9g, tr mẫu 9g, lụa mề gà 6g, ngũ vị tử 5g, sắc uống.

Lương y Bùi Hồng Minh khuyến cáo: "Người bị chứng thấp nhiệt, đại tiện táo bón thì không nên dùng củ mài. Củ mài khi đào về phải chế biến ngay, nếu để chậm 3-4 ngày củ mài sẽ chảy nhựa củ mài sẽ ngả sang màu vàng. Loại củ mài chưa gọt vỏ ngoài, chất xốp, màu vàng sẽ không còn được dùng làm thuốc".

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại