Loài chim nguy hiểm nhất thế giới được con người nuôi cách đây 18.000 năm

Quỳnh Chi |

Loài chim đầu tiên được con người nuôi có thể là đà điểu đầu mào, thường được coi là loài chim nguy hiểm nhất thế giới với móng vuốt dài, sắc nhọn như dao găm.

Đà điểu đầu mào rất hung dữ, nhưng nó dễ dàng "ghi dấu ấn" và trở nên gắn bó với thứ đầu tiên nó nhìn thấy sau khi trứng nở. (Ảnh: CNN)

Đà điểu đầu mào rất hung dữ, nhưng nó dễ dàng "ghi dấu ấn" và trở nên gắn bó với thứ đầu tiên nó nhìn thấy sau khi trứng nở. (Ảnh: CNN)

Với đặc điểm về phạm vi môi trường sống, sự hung dữ và thường được so sánh với khủng long về ngoại hình, loài chim này là một điển hình đáng ngạc nhiên cho việc con người thuần hóa động vật.

Một nghiên cứu mới với hơn 1.000 mảnh vỡ vỏ trứng hóa thạch, được khai quật từ hai hầm trú ẩn trên đá được do những người săn bắn hái lượm ở New Guinea tạo ra, đã gợi ý rằng, con người ban đầu có thể đã thu thập trứng của loài chim lớn không biết bay này trước khi chúng nở và sau đó nuôi chim con cho đến khi chúng trưởng thành.

New Guinea là một hòn đảo lớn ở phía Bắc Australia. Nửa phía Đông của hòn đảo là Papua New Guinea, trong khi nửa phía Tây là một phần lãnh thổ của Indonesia.

Loài chim nguy hiểm nhất thế giới được con người nuôi cách đây 18.000 năm - Ảnh 1.

Bàn chân với những móng vuốt sắc nhọn của đà điểu đầu mào. (Ảnh: CNN)

Tác giả chính của nghiên cứu Kristina Douglass, trợ lý giáo sư về nhân chủng học và nghiên cứu châu Phi tại Đại học Penn State, cho biết: "Hành vi mà chúng ta đang phỏng đoán này diễn ra từ hàng nghìn năm trước trong quá trình thuần hóa chim. Và đây không phải là một số loài chim nhỏ mà là một loài chim khổng lồ, không biết bay, có thể trốn tránh con người".

Các nhà nghiên cứu cho biết, mặc dù đà điểu đầu mào rất hung dữ (một người đàn ông ở bang Florida, Mỹ đã bị giết bởi một con chim đà điểu đầu mào vào năm 2019) nhưng nó lại dễ dàng "ghi dấu ấn" và trở nên gắn bó với thứ đầu tiên nó nhìn thấy sau khi trứng nở. Đặc tính này được duy trì và phát triển cho đến khi chim trưởng thành.

Ngày nay, đà điểu đầu mào là động vật có xương sống lớn nhất ở New Guinea. Lông và xương của chúng là những vật liệu được đánh giá cao để làm đồ trang sức và trang phục trong những buổi lễ. Thịt chim được coi là một món ngon ở New Guinea.

Loài chim nguy hiểm nhất thế giới được con người nuôi cách đây 18.000 năm - Ảnh 3.

Đà điểu đầu mào mưới nở trong một ngôi nhà ở New Guinea. (Ảnh: CNN)

Có ba loài đà điểu đầu mào và chúng có nguồn gốc từ các vùng phía Bắc Queensland, Australia và New Guinea. Bà Douglass cho rằng, tổ tiên cổ đại của con người rất có thể đã nuôi loài đà điểu đầu mào nhỏ nhất, đà điểu đầu mào lùn với trọng lượng khoảng 20 kg (44 pound).

Nhũng vỏ trứng hóa thạch giúp các nhà nghiên cứu xác định thời gian bằng đồng vị carbon, và các vỏ trứng này có niên đại dao động từ 18.000 đến 6.000 năm tuổi.

Con người được cho là đã thuần hóa các loài chim đầu tiên cách đây không quá 9.500 năm.

Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí khoa học đa ngành Kỷ yếu Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (PNAS).

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại