Chim Dodo, một loài chim không biết bay đã được phát hiện đầu tiên vào những năm 1500 bởi các thủy thủ người Bồ Đào Nhavà đã tuyệt chủng hoàn toàn vào năm 1681. (Ảnh: Ranjith Jayasena)
Những thủy thủ đầu tiên có mặt tại đảo Mauritius đã mang theo những loài xâm hại và săn bắn những con Dodo trên hòn đảo này. Kết quả là loài Dodo đã bị tuyệt chủng nhanh chóng chỉ sau một vài thập kỷ.
Hiện nay, một nhóm các nhà khoa học đã triển khai một dự án nhằm khôi phục lại loài Dodo. Họ kết hợp các công nghệ hiện đại bao gồm giải mã, chỉnh sửa dựa trên các trình tự ADN cổ đại còn sót lại ở Đan Mạch và những biện pháp sinh học tổng hợp.
Một bộ xương của chim Dodo tại một bảo tàng ở đảo Mauritius (Ảnh: Ranjith Jayasena)
Tiếp đến, nhóm các nhà khoa học sẽ tiến hành so sánh các thông tin thu thập được với bộ gen của loài bồ câu có họ hàng gần nhất với chim Dodo là Nicobar. Bên cạnh đó, họ cũng tiến hành so sánh với bộ gen của loài chim bồ câu đã tuyệt chủng Rodrigues solitaire để thu hẹp những đột biến có trong bộ gen của chúng.
Tuy nhiên, phần khó khăn nhất của dự án này chính là phải lập trình các tế bào của loài chim Dodo đã tuyệt chủng dựa trên họ hàng vẫn còn sống của chúng. Nhiều nhà khoa học dự đoán rằng, nếu dự án này có thành công thì họ vẫn không thể tạo ra được phiên bản gốc của chim Dodo, kết quả cuối cùng vẫn chỉ là một giống chim bị lai.
Beth Shapiro (trái) sẽ lãnh đạo dự án nhằm hồi sinh chim Dodo (Ảnh: Courtesy Colossal Biosciences)
Bên cạnh đó, nhà cổ sinh vật học Shapiro cũng cho biết việc cấy ghép tế bào chim Dodo vào trứng của những loài họ hàng với chúng cũng rất khó khăn. Mặc dù phương pháp này đã rất thành công khi có thể tạo ra một chú gà con có ba là mẹ, nhưng khi áp dụng với các loài chim thì việc này thật sự rất khó.