Loại cây gỗ quý từ Campuchia đổ bộ giúp Việt Nam thành ông trùm đứng thứ 3 thế giới: Chi hơn 2 tỷ USD nhập khẩu, nước ta có diện tích hơn 900.000 ha

Như Quỳnh |

Kể từ đầu năm đến nay Việt Nam đã nhập khẩu hơn 1,4 triệu tấn mặt hàng này.

 - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Bên cạnh các loại gia vị, trái cây tỷ đô, Việt Nam còn sở hữu một loại cây tỷ đô khác là cây cao su khi mang về kim ngạch hàng triệu USD mỗi năm. Theo thống kê đến năm 2022, diện tích cao su Việt Nam đạt 929,5 ngàn ha, sản lượng đạt gần 1,29 triệu tấn, trong đó, vùng có diện tích trồng cao su nhiều nhất đó là Đông Nam Bộ, chiếm gần 60% diện tích cây cao su.

Bên cạnh nguồn cung trong nước, nước ta cũng đang nhập khẩu hàng triệu tấn cao su mỗi năm. Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu cao su về Việt Nam trong tháng 10 đạt hơn 187 nghìn tấn với trị giá hơn 320 triệu USD, tăng 18,8% về lượng và tăng 24,7% về trị giá so với tháng 9. Lũy kế trong 10 tháng đầu năm sản lượng cao su nhập khẩu vượt 1,4 triệu tấn, trị giá hơn 2,2 tỷ USD, tương ứng mức tăng lần lượt là 8,9% và 30,1%.

Xét về thị trường, láng giềng Campuchia là nhà cung cấp lớn nhất của Việt Nam với hơn 649 nghìn tấn, trị giá hơn 802 triệu USD, giảm nhẹ 7% về lượng nhưng tăng mạnh 22% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Giá nhập khẩu bình quân 1.235 USD/tấn, tăng 31%.

 - Ảnh 2.

Đứng thứ 2 là Trung Quốc với hơn 161 nghìn tấn, trị giá hơn 316 triệu USD, tăng mạnh 39% về lượng và tăng 44% về trị giá so với 10T/2023. Giá bình quân tăng 4%, tương đương 1.962 USD/tấn.

Hàn Quốc là nhà cung cấp đứng thứ 3 với trị giá hơn 261 triệu USD, tương đương hơn 151 nghìn tấn, tăng 25% về lượng và tăng 29% về trị giá. Giá bình quân tăng tương tự Trung Quốc, tương ứng 1.734 USD/tấn.

Cây cao su là loại cây thuộc thân gỗ có nguồn gốc từ Châu Mỹ Latinh. Cao su có nguồn gốc xuất xứ từ cây dại nhiệt đới, lá kép, mọc thành chùm tụ tán và cao trên 30m.

Cây cao su phát triển rất nhanh, từ 5 – 6 năm sau khi trồng là có thể khai thác mủ. Thời gian cho khai thác mủ của cây cao su cũng kéo dài khoảng trên 20 năm. Sau khi kết thúc chu kỳ 25 – 30 năm, từ thân cho đến rễ cây cao su được khai thác trong chế biến sản phẩm gỗ có chất lượng và giá trị kinh tế cao.

Mủ cao su được ví như là “vàng trắng” bởi mang lại nguồn thu nhập không nhỏ cho nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Nước ta hiện là quốc gia xuất khẩu cao su lớn thứ 3 thế giới, chiếm 17,4% tổng thương mại cao su toàn cầu.

Lý giải về nguyên nhân khiến giá cao su tăng cao kể từ đầu năm đến nay, các phân tích cho rằng do căng thẳng địa chính trị tại Trung Đông đã đẩy giá dầu tăng lên.

Trong khi giá cao su luôn biến động cùng chiều với giá dầu, do cao su nhân tạo được sản xuất từ dầu mỏ, khi giá cao su nhân tạo tăng sẽ kéo giá cao su thiên nhiên tăng lên. Nguồn cung cao su tự nhiên toàn cầu dự kiến chỉ tăng trưởng bình quân khoảng 1-3%/năm trong giai đoạn 2024- 2025.

Dự báo tiêu thụ cao su thiên nhiên trên toàn cầu có thể duy trì tốc độ tăng trưởng từ 4-6% mỗi năm, nhờ vào sự phục hồi của ngành sản xuất ô tô và lốp xe toàn cầu, đặc biệt là tại thị trường Trung Quốc. Hoạt động sản xuất và xuất khẩu lốp xe của Thái Lan và Ấn Độ cũng tăng trưởng tích cực và dự kiến sẽ tiếp tục tăng cao trong năm 2024.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại