Sau Thế chiến II, thế giới được sắp xếp theo một trật tự mới với 2 cực là Mỹ và Liên Xô. Mặc dù hòa bình tạm thời diễn ra bên ngoài, thế nhưng bên trong đó, có một cuộc chạy đua khốc liệt không kém giữa 2 cường quốc lớn này: Chiến tranh Lạnh.
Cuộc chiến ngầm: Chiến tranh Lạnh
Cuộc chiến ngầm dưới lòng băng.
Đó là cuộc chạy đua về chính trị, quân sự, khoa học kỹ thuật và kinh tế (thông qua vũ trang hạt nhân, tình báo, chiến tranh ủy nhiệm, tuyên truyền, và kỹ thuật, chinh phục không gian).
Cuộc chạy đua này đã mở ra một thời địa phát triển mới cho nhân loại (có mặt tích cực lẫn tiêu cực). Có nhiều dấu tích còn để lại cho tới tận ngày nay như một minh chứng rõ nét về một cuộc chạy đua không khoan nhượng như hố sâu nhất thế giới lúc đó: Kola Superdeep Borehole.
Những dự án chưa từng công bố.
Bên cạnh đó, những căn cứ ngầm bí mật trong một cuộc chiến ngầm bí mật giờ đây cũng dần lộ rõ. Đó là căn cứ ngầm bí mật ở Greenland của Mỹ và lý do cũng thật oái ăm: Băng tan ở Greenland!
Băng tan làm lộ ra căn cứ ngầm bí mật của Mỹ trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh
Căn cứ của Mỹ ở Greenland. Ảnh Internet.
Bị bỏ hoang lâu năm, nếu không có hiện tượng băng tan ở Greenland, có lẽ chúng sẽ vẫn mãi bị chôn vùi sâu trong lớp tuyết và chúng ta cũng chẳng thể nào biết được sự tồn tại của nó.
Căn cứ này được Mỹ bí mật xây dựng năm 1967 cũng với Đan Mạch nhằm bảo vệ Greenland khỏi sự tấn công của Liên Xô.
Căn cứ ngầm được xây dựng ẩn dưới lớp băng mang tên Camp Century (Trại Thế kỷ hay còn được gọi là "thành phố ngầm dưới băng").
Thành phố ngầm dưới băng mở rộng trong bán kính 3 km.
Ngày nay nó được công bố trên tạp chí Geophysical Research Letters trong một nghiên cứu mới. Theo đó băng tan có thể tiềm ẩn mối nguy hiểm làm tràn cặn độc chôn giấu dưới lớp băng dày.
Nơi đây từng là địa điểm bí mật để thử nghiệm dự án hạt nhân mang tên "Project Iceworm" (Dự án sâu băng) nhằm xây dựng một hệ thống vú khí hạt nhân lưu động dưới lòng băng Greenland.
Với khoảng 11.000 người làm việc trong khu vực rộng khoảng 140 km2, nơi đây có 600 hỏa tiễn có thể bắn tới Liên Xô trong tình trạng chiến tranh nổ ra.
Thật không ngoa khi nói rằng nơi đây là một thành phố ngầm thật sự dưới lòng băng vì nó được thiết kế như một thành phố thật sự với hệ thống đường hầm, bệnh viện, cửa hàng, rạp hát, nhà thờ,...
Băng tan có thể làm thoát khí độc
Dự án Iceworm.
Theo nghiên cứu của William Colgan trợ lý giáo sư tại trường Lassonde School về công trình xây dựng của Đại học York (Mỹ) thì việc bỏ rơi và quên lãng nó ("bury and forget it") là do giả thuyết sai lầm khi không lường trước hiện tượng băng tan hiện nay.
"Hai thế hệ trước, con người đã bỏ hoang nhiều địa điểm trên thế giới, và ngày nay khi mà khí hậu thay đổi, chúng lại có cơ hội xuất hiện". Colgan cho hay.
Lối đi ngầm.
"Nó cũng chính là phát sinh mới về biến đổi khí hậu và khiến chúng ta phải nghĩ về nó".
Những căn cứ ngầm này từng thay đổi lịch sử nhân loại nhưng đã bị lãng quên, một lần nữa chúng lại xuất hiện như lời cảnh báo của cho chúng ta về sự biến đổi sắp sửa diễn ra trong tương lai không xa.
Nguồn: Nationalpost, Cbc.ca