Là một trong những cản trở cuối cùng trên con đường tháo tung “xiềng xích” cho một cuộc chạy đua vũ trang không kiểm soát, Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược Nga-Mỹ (START Mới) sẽ hết hạn trong vòng một năm tới. Tuy nhiên, Moscow và Washington đến nay vẫn chưa thể ngồi vào bàn để thực hiện bất kỳ cuộc đàm phán ý nghĩa nào bởi Mỹ tiếp tục phớt lờ mọi lời kêu gọi tiến hành đàm phán, Ngoại trưởng Lavrov trong biết trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ Rossiyskaya Gazeta.
Lập trường của Moscow là rất rõ ràng - Nga sẵn sàng gia hạn hiệp ước hiện nay và lập trường đó liên tục được các quan chức hàng đầu của Nga, trong đó có Tổng thống Vladimir Putin, công khai khẳng định. Tuy nhiên, thay vì thảo luận hiệp ước hiện nay, Mỹ luôn khăng khăng đòi phải kéo thêm Trung Quốc vào hiệp ước.
“Bắc Kinh liên tục khẳng định họ sẽ không tham gia vào những cuộc đàm phán như vậy bởi cấu trúc lực lượng hạt nhân của Trung Quốc hoàn toàn khác với cấu trúc của Nga và Mỹ. Riêng về các con số đơn thuần, họ ở mức thấp hơn rất nhiều so với mức độ mà bất kỳ cuộc đàm phán nào về vấn đề ‘cân bằng’ có thể diễn ra”, Ngoại trưởng Lavrov giải thích.
Ngoài ra, Nga, Mỹ và Trung Quốc không phải là những nước duy nhất được trang bị vũ khí hạt nhân, ông Lavrov nhắc nhở. Vì thế, bất kỳ thỏa thuận kiểm soát hạt nhân đa phương nào trên thực tế đều cần phải có sự tham gia của những diễn viên khác. Anh, Pháp, Ấn Độ, Pakistan cũng như một vài nước khác đều có vũ khí hạt nhân và Nga sẵn sàng đàm phán với tất cả các nước đó dưới bất kỳ hình thức nào có thể.
“Thậm chí nếu có một tiến trình đa phương thực sự được khởi động thì nó sẽ kéo dài - không thể kết thúc các cuộc đàm phán về một vấn đề nghiêm trọng như vậy chỉ trong vài tháng. Đó là lý do tại sao rất quan trọng để chúng ta tiếp tục gia hạn hiệp ước START Mới như một cái lưới an toàn”, Ngoại trưởng Lavrov nhấn mạnh đồng thời giải thích rằng duy trì một thỏa thuận như vậy sẽ giúp cả Washington và Moscow tránh “những cáo buộc quốc tế về việc phá hủy công cụ ràng buộc về mặt pháp lý nhằm đảm bảo sự ổn định về mặt chiến lược.”
Moscow cũng sẵn sàng đưa các tên lửa đạn đạo hiện đại, mới nhất cũng như các hệ thống vũ khí siêu thanh tối tân của mình vào thỏa luận trong hiệp ước.
Hiệp ước Cắt Giảm Vũ khí Chiến lược (START MỚI) bắt đầu có hiệu lực từ năm 2011 và có thời hạn 10 năm, đến năm 2021. Nó có thể kéo dài thêm 5 năm nếu Nga và Mỹ cùng nhất trí như vậy. Sau khi Hiệp ước Các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) bị hủy bỏ , START MỚI hiện tại là bước cản trở cuối cùng đối với viễn cảnh phổ biến vũ khí hạt nhân không kiểm soát. Hiệp ước này có thời hạn đến năm 2021 và Washington chưa quyết định có làm mới nó hay không.
Nga đang thực sự lo ngại sau khi Mỹ quyết định phá bỏ Hiệp ước Các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) và bắt đầu tiến hành các vụ thử tên lửa tầm trung cũng như thông báo về một loạt kế hoạch triển khai tên lửa ở Châu Âu, Châu Á. Hành động của Mỹ có thể châm ngòi cho một cuộc chạy đua vũ trang khốc liệt, tốn kém và chứa đựng nhiều nguy cơ.
Nga không muốn viễn cảnh xảy ra một cuộc chạy đua vũ trang mới vì thế Mowcow tha thiết mong muốn Washington ngồi vào bàn đàm phán để gia hạn START MỚI. Nga nhiều lần khẩn thiết đề nghị Mỹ tiếp tục theo đuổi tiến trình kiểm soát vũ khí thay vì phá bỏ mọi hiệp ước có liên quan đến vấn đề kiểm soát vũ khí.