Lỗ hổng "chết người" của hệ thống phòng thủ Aegis Mỹ: Không thể đánh chặn tên lửa Mach 2,8

Khang Minh |

Dù đã trải qua nhiều lần nâng cấp, cải tiến nhưng căn cứ vào độ tuổi công nghệ, hệ thống tác chiến Aegis trang bị cho các tàu chiến hiện tại của Mỹ hoàn toàn chỉ là "bản vá".

Aegis là hệ thống tác chiến trên tàu phổ biến nhất hiện nay của Hải quân Mỹ. Thế nhưng, trong tất cả hệ thống tác chiến trên tàu của Mỹ, Aegis chưa phải là hiện đại nhất. Hệ thống quản lý chiến đấu tự động phòng thủ trên tàu (SSDS) của tàu sân bay lớp Ford mới là hiện đại nhất. Tuy nhiên, điều này cũng không ảnh hưởng đến vị thế của Aegis trong Hải quân Mỹ.

Hiện nay, Aegis được Mỹ trang bị trên 2 loại tàu chiến: Tàu khu trục USS Arleigh Burke (DDG-51) và tàu tuần dương USS Ticonderoga (CG-47). Trong đó, tàu tuần dương Ticonderoga được đưa vào sử dụng sớm nhất năm 1980, đến nay đã hơn 30 năm.

Trong hơn 30 năm qua, Hải quân Mỹ bị giới hạn về kinh phí nên chủ yếu dựa vào hệ thống tác chiến Aegis, dù là phòng thủ tên lửa hay tác chiến hiệp đồng, Aegis đều có vai trò rất quan trọng đối với Hải quân Mỹ.

Được thiết kế từ những năm 1960 và đến năm 1980 hệ thống tác chiến Aegis bắt đầu được Mỹ đưa vào trang bị. Dù đã trải qua nhiều lần nâng cấp, cải tiến nhưng căn cứ vào độ tuổi công nghệ, hệ thống tác chiến Aegis hiện tại hoàn toàn chỉ là "bản vá".

Chẳng hạn, radar điều khiển hỏa lực AN/SPG-62 của hệ thống MK99 có độ rộng búp sóng khoảng 1.6. Đối với các mục tiêu có tiết diện phản xạ radar (RCS) không đến 0,1m2, khoảng cách bám bắt hiệu quả của radar chỉ là 26 km. Điều này có nghĩa là gì? Nếu mục tiêu là tên lửa chống hạm tốc độ sao, với khoảng cách 26 km, chỉ mất mấy giây là tên lửa có thể vọt qua.

Ngoài ra, Aegis còn chịu hạn chế về trình độ công nghệ radar. Một khi AN/SPG-62 phải đối mặt với mục tiêu bay với vận tốc trên Mach 2,8 thì nó dường như "không thể nhìn thấy mục tiêu".

Vấn đề này chủ yếu là do sự giới hạn về công nghệ radar, khiến nó không còn có khả năng tiếp tục được nâng cấp. Đây là lý do Mỹ muốn đưa radar phòng không và phòng thủ tên lửa (AMDR) hiện đại vào sử dụng ngay.

Lỗ hổng chết người của hệ thống phòng thủ Aegis Mỹ: Không thể đánh chặn tên lửa Mach 2,8 - Ảnh 1.

Ảnh minh họa chiến đấu cơ J-15 phóng tên lửa YJ-12

Lỗ hổng công nghệ này đã được Trung Quốc và Nga nghiên cứu rất kỹ. Những năm gần đây, các tên lửa chống hạm của Trung Quốc và Nga đều được phát triển theo hướng hạng nặng, tàng hình tốc độ cao. Lý do rất đơn giản, đó là vì lỗ hổng của Aegis.

Với chiến đấu cơ J-15 của Trung Quốc, nếu trang bị tên lửa chống hạm hạng nặng như YJ-12, nó có thể mang được ít nhất 2 quả, với tầm tấn công 400 km, tốc độ tối đa pha cuối hơn Mach 4,2.

Khi thực hiện các nhiệm vụ phòng không, Hải quân Mỹ thường sử dụng kết hợp giữa các hệ thống radar AN/SPY-1D(V), AN/SPG-62 và SM-2 Block IV.

Trong những năm 1980, sự kết hợp này đáp ứng được yêu cầu đối phó với mối đe dọa từ Liên Xô nhưng hiện nay tổ hợp này không còn phù hợp nữa vì trình độ công nghệ tên lửa chống hạm ngày nay đã rất phát triển, vượt qua giới hạn tác chiến của Aegis.

Để thay đổi tình hình, hải quân Mỹ đã 5 lần yêu cầu quốc hội nước này bổ sung ngân sách thay thế hệ thống nhưng quốc hội Mỹ đều lấy lý do không đủ tiền để từ chối yêu cầu của hải quân Mỹ.

Hình ảnh bên trong tàu khu trục USS Wayne E. Meyer

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại