Lộ diện “Người vận chuyển” số 1 thế giới Mi-26T2 của Nga

Cùng với việc tái khởi động dây chuyền sản xuất Mi-26T2 cho Algeria, Nga cũng sản xuất phiên bản trực thăng vận tải hạng nặng này cho quân đội nước mình.

Nga mua trực thăng vận tải Mi-26T2 cùng loại bán cho Algeria

Theo truyền thông Nga, Bộ quốc phòng nước này đã quyết định mua sắm số lượng chưa xác định loại máy bay vận tải hạng nặng số 1 thế giới là Mi-26T2. Việc sản xuất này được đưa ra sau khi nước này tái khởi động dây chuyền sản xuất cho khách hàng Algeria.

Ngày 12-5, ông Andrey Shibitov, Phó tổng giám đốc của Tập đoàn chế tạo máy bay "Trực thăng Nga" (Russian Helicopters) tuyên bố rằng, họ đã chuẩn bị cho Bộ Quốc phòng nước này một phiên bản mới của trực thăng vận tải hạng nặng Mi-26 Halo.

Nhà lãnh đạo doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty công nghệ Nga (State Corporation Rostec) tiết lộ, phiên bản Mi-26T2 giành cho quân đội Nga có thiết kế tương tự các máy bay thuộc dự án chế tạo cho Algeria và thêm vào một số cải tiến mới cung cấp riêng cho không quân Nga.

Mi-26 (NATO định danh là Halo) là loại trực thăng vận tải hạng nặng 2 động cơ do Cục thiết kế Miri của Liên Xô cũ (nay đổi tên thành Công ty cổ phần Nhà máy chế tạo trực thăng Miri Moscow) thiết kế, chế tạo vào thập niên 1970 và gia nhập quân đội Nga vào thập niên 80.

Lộ diện “Người vận chuyển” số 1 thế giới Mi-26T2 của Nga - Ảnh 1.

Mi-26T bắt đầu được chế tạo hàng loạt trong giai đoạn những năm 1980 tại Nhà máy sản xuất trực thăng Rostvertol (hiện trực thuộc Russian Helicopters), có trụ sở tại thành phố miền nam nước Nga là Rostov on Don. Hiện nhà máy nay đã tái khởi động dây chuyền sản xuất để chế tạo Mi-26T2.

Tháng 5/1985, Mi-26 chính thức được phê duyệt sản xuất cấp quốc gia và bắt đầu được xuất khẩu năm 1986, với giá bán lúc đó là 10,2 triệu USD/chiếc.

Sau khi được sản xuất hàng loạt, 2 phiên bản dân dụng và quân sự của Mi-26 đã được cải tiến, nâng cấp thành rất nhiều biến thể như Mi-26A, Mi-26T, Mi-26P, Mi-26M...

Chúng được bán cho không quân Belarus, Campuchia, Congo, Ấn Độ, Kazakhstan, Mexico, Triều Tiên, Peru, Ukraine, Venezuela… Hiện đa số các máy bay này vẫn còn đang được sử dụng và đạt hiệu quả vận chuyển rất cao nên tiếp tục được đặt mua.

Trong năm 2015, Rostvertol đã giao cho Algeria 2 chiếc Mi-26T2 để dùng thử và nhận được phản hồi rất tốt. Dự kiến, mỗi năm nhà máy này có khả năng chế tạo 7-8 chiếc trực thăng siêu nặng này để cung cấp cho quân đội Nga và cho mục đích xuất khẩu.

Mi-26T bắt đầu được chế tạo hàng loạt trong giai đoạn những năm 1980 tại Nhà máy sản xuất trực thăng Rostvertol (hiện trực thuộc Russian Helicopters), có trụ sở tại thành phố miền nam nước Nga là Rostov on Don. Hiện nhà máy nay đã tái khởi động dây chuyền sản xuất để chế tạo Mi-26T2.

Lộ diện “Người vận chuyển” số 1 thế giới Mi-26T2 của Nga - Ảnh 2.

Tháng 5/1985, Mi-26 chính thức được phê duyệt sản xuất cấp quốc gia và bắt đầu được xuất khẩu năm 1986, với giá bán lúc đó là 10,2 triệu USD/chiếc.

Sau khi được sản xuất hàng loạt, 2 phiên bản dân dụng và quân sự của Mi-26 đã được cải tiến, nâng cấp thành rất nhiều biến thể như Mi-26A, Mi-26T, Mi-26P, Mi-26M...

Chúng được bán cho không quân Belarus, Campuchia, Congo, Ấn Độ, Kazakhstan, Mexico, Triều Tiên, Peru, Ukraine, Venezuela… Hiện đa số các máy bay này vẫn còn đang được sử dụng và đạt hiệu quả vận chuyển rất cao nên tiếp tục được đặt mua.

Trong năm 2015, Rostvertol đã giao cho Algeria 2 chiếc Mi-26T2 để dùng thử và nhận được phản hồi rất tốt. Dự kiến, mỗi năm nhà máy này có khả năng chế tạo 7-8 chiếc trực thăng siêu nặng này để cung cấp cho quân đội Nga và cho mục đích xuất khẩu.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại