Mới đây trên kênh truyền hình Zvezda, Tổng giám đốc công ty hàng không và quốc phòng Tupolev, ông Alexander Konyukhov đã nêu ra thời hạn phát triển máy bay ném bom chiến lược tầm xa đầy hứa hẹn (PAK DA). Theo ông Konyukhov, công việc chế tạo loại máy bay này sẽ được hoàn tất trong khoảng từ 5 đến 7 năm.
Về việc bắt đầu phát triển PAK DA, Liên hiệp thống nhất chế tạo máy bay đã công bố vào tháng 11 năm ngoái. Công việc hiện đại hóa và phát triển tổ hợp này nằm dưới sự kiểm soát đặc biệt của Tổng Tư lệnh tối cao và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
Trước đó, Thứ trưởng Quốc phòng Nga Alexei Krivoruchko cho biết tổ hợp mới này sẽ được chế tạo theo công nghệ tàng hình. Dự kiến hệ thống điện tử chính và dự phòng của động cơ sẽ cho phép máy bay hành trình liên tục tới 30 giờ.
Chuyên gia quân sự, cựu Đại tá Viktor Baranets, nói trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik rằng dự án này được xếp loại bí mật, nhưng cũng đã được biết đến qua một số chi tiết.
Theo ông, mục đích của việc chế tạo tổ hợp hàng không này là để thay thế toàn bộ số máy bay ném bom tầm xa nổi tiếng của chúng ta, đó là Tu-22, Tu-95 và Tu-160. Và tất nhiên các đặc điểm chiến thuật và kỹ thuật của chúng phải vượt qua các máy bay hiện tại, từ lâu đã trở thành thương hiệu nổi tiếng.
Tổ hợp này được bảo mật, nhiều đặc điểm chưa được biết đến vào lúc này, nhưng một vài điểm đã rò rỉ ra ngoài. Máy bay sẽ được trang bị vũ khí có độ chính xác cao, kể cả tên lửa siêu âm.
Nếu thành công, nó sẽ được chế tạo dưới dạng cánh - hình dạng hiện đại rất ấn tượng - và có thể ở trên không trong hơn 30 giờ nhờ được trang bị động cơ rất mạnh, tất nhiên là công nghệ tàng hình được áp dụng.
Liên quan đến thiết bị điện tử vô tuyến, ông cho rằng nó sẽ sử dụng tất cả các thành tựu của ngành công nghiệp quốc phòng.
Ông Baranets đánh giá sự xuất hiện của một máy bay ném bom như vậy có thể định hình lại các học thuyết hàng không quân sự. Trong số máy bay ném bom đang được trang bị, không có loại nào có thể đem theo số lượng vũ khí như vậy. Các nhà thiết kế máy bay Nga biết cách gây bất ngờ cho thế giới.
Việc xuất hiện những “con chim sắt” như vậy trên bầu trời sẽ khiến giới kinh doanh hàng không nghĩ đến những loại vũ khí mà Nga đã sở hữu, ông kết luận.