Các công ty Mỹ ngày càng cung cấp ít khí đốt hóa lỏng hơn cho đối tác châu Âu, mặc dù hai năm trước họ đã hứa với đồng minh của mình một lượng lớn LNG với mức giá hợp lý.
Trong khi đó tỷ trọng "nhiên liệu xanh" của Nga ở Cựu lục địa lại ngày càng gia tăng.
Những khách hàng mua khí đốt chính từ Liên bang Nga vẫn là Tây Ban Nha và Hà Lan.
Hiện tại Tây Ban Nha đã tăng cường nhập khẩu LNG của Nga lên 2,3 lần trong tháng 7 năm nay và Hà Lan cũng tăng khối lượng mua vào thêm tới 25%.
Đồng thời nhiên liệu được cung cấp cho Tây Ban Nha trong khuôn khổ thỏa thuận 25 năm giữa công ty địa phương Gas Natural Fenosa và Tập đoàn Novatek của Nga, được ký kết vào năm 2020. Ngoài ra Hà Lan cũng mua khí đốt Nga chủ yếu cho nhu cầu riêng của mình.
Hiện tại Bỉ và Pháp đã giảm mua khí đốt từ Nga, điều này một phần là do các cảng của hai quốc gia trên xử lý hydrocarbon được vận chuyển trên các tàu chở dầu ở Bắc Cực và gửi chúng cho những người mua khác tại EU. Tuy nhiên, việc trung chuyển bị cấm khiến khối lượng nhập khẩu LNG của họ suy giảm mạnh.
Chưa dừng lại đây, nguồn cung cấp khí đốt từ các mỏ Yamal đến châu Âu tăng lên trong tháng 7 được tạo điều kiện thuận lợi bởi điều kiện băng giá khó khăn ở phần phía Đông của Tuyến đường biển phía Bắc, làm giảm khả năng giao thương bằng đường biển với các nước châu Á.
Mặc dù vậy đến tháng 8 và tháng 9, tình hình thời tiết đã thay đổi và một lượng khí đốt đáng kể bắt đầu chảy vào thị trường châu Á.
Nhìn chung, dòng LNG toàn cầu đang dần chảy vào khu vực châu Á do khách hàng địa phương có thể trả nhiều tiền hơn người mua châu Âu.
Các nhà cung cấp khí đốt của Mỹ thích gửi nhiên liệu đến châu Á hơn, cho nên LNG từ Hoa Kỳ đang dần mất đi vị thế ở Cựu lục địa vào tay Nga.
Top 10 siêu tàu vận tải chở khí tự nhiên hóa lỏng lớn nhất thế giới.