Livestream "Hậu COVID không đáng sợ": Cùng chuyên gia giải đáp nỗi lo hậu COVID-19

PV |

Mời độc giả đón xem livestream "Hậu COVID không đáng sợ" với sự tham gia của PGS.TS.BS. Hoàng Bùi Hải, Phó Giám đốc Bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19.

Ảnh: Ann Kosolapova/Shutterstock

Ảnh: Ann Kosolapova/Shutterstock

Hậu COVID-19 đang là mối lo của không ít "cựu F0". Tuy nhiên, hậu COVID-19 thường không gây nguy hiểm hay tử vong mà chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh.

Để cung cấp cho người dân những hiểu biết đúng đắn về hậu COVID-19 và cách xử trí phù hợp, chương trình "Chuyện khó có bác sĩ" tổ chức livestream với chủ đề "HẬU COVID KHÔNG ĐÁNG SỢ".

Chương trình đang được phát sóng trên fanpage Soha.vn với sự tham gia của PGS.TS.BS. Hoàng Bùi Hải, Phó Giám đốc Bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19, Trưởng khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

Kính mời độc giả đón xem chương trình!

Một số nội dung chính của chương trình:

Một lý do khiến mọi người rất lo lắng về hậu COVID là có rất nhiều câu chuyện (truyền miệng) về việc nhiều F0 đã khỏi vô tình đi khám thì phát hiện ra phổi bị tổn thương nặng nề. Là một BS lâm sàng trực tiếp điều trị cho BN COVID, xin BS cho biết, những câu chuyện này có đúng không, có phổ biến không?

BS Hoàng Bùi Hải: Bệnh nhân tình cờ đi khám bị tổn thương phổi? Tôi khẳng định câu chuyện này có xảy ra trong giai đoạn đầu mắc Covid-19. Bệnh nhân mắc chủng Delta, chưa được tiêm vắc xin, điều trị phác đồ chắp vá… có thể sẽ có tổn thương phổi sau khỏi bệnh. Còn chuyện bệnh nhân không có triệu chứng gì mà thấy tổn thương phổi là không có. Do vậy, người khoẻ mạnh tiêm 2 liều vắc xin, triệu chứng nhẹ thì không quá lo lắng về hậu Covid. Có thể những trường hợp này sẽ có triệu chứng ho, tức ngực kéo dài nhưng sau đó sẽ hết. Còn hậu Covid sẽ gặp ở những bệnh nặng phải hồi sức phải can thiệp ECMO.

Tỷ lệ F0 mắc hậu Covid-19 hiện nay là bao nhiêu? Ai là người có nguy cơ mắc hậu Covid, thưa BS?

BS Hoàng Bùi Hải: Chúng ta chỉ có số liệu hậu Covid trên thế giới và ở giai đoạn đầu chưa có vắc xin. Ở Việt Nam chưa có số liệu. Thời gian gần đây có những bệnh nhân cảm thấy bất ổn trong phổi nhưng chụp không có vấn đề gì cả.

Tuy nhiên, có những người khi mắc Covid phải vào viện đặt nội khí quản, lọc máu, EMO ra viện khoảng 2 tháng  phải quay lại khám lại do hậu Covid-19. Tuy nhiên điều này đều nằm trong tiên lượng của chúng tôi. Sau đó bệnh nhân sẽ có chuyển biến tích cực.

F0 sau khi khỏi bệnh gặp những dấu hiệu gì thì cần đi khám hậu Covid? 

BS Hoàng Bùi Hải: Bất kể triệu chứng lo lắng về mặt tinh thần quá mức thì nên đi khám.

Đặc biệt trên nhóm đối tượng nguy cơ cao mỡ máu, tim mạch, đột quỵ, hen… nếu có triệu chứng bệnh tăng hơn trước khi thì nên khám. Không nhất thiết phải khám chuyên ngành hậu Covid-19 mà có thể đến khám bác sĩ đang theo dõi các bệnh lý mãn tính. Nếu có các triệu chứng đe doạ tính mạng đau ngực, khó thở… cần phải vào viện để bác sĩ loại trừ bệnh cấp tính thực sự.

Không chỉ uống rượu, thói quen ăn uống này cũng "tàn phá" lá gan nặng nề

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại